Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973?
A. Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao.
B. Buộc Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
C. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân dân hai miền.
D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Câu 2: Chiến thắng nào sau đây không phải là thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ?
A. Chiến thắng Bình Giã (2/1964).
B. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).
C. Chiến thắng hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967).
D. Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Câu 3: Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, xây dựng CNXH ở miền Bắc.
B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền.
D. Cứu nguy cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách để đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội ở các vùng mới giải phóng ở miền Nam?
A. Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản.
B. Khuyến khích kinh tế tư nhân và cá thể phát triển.
C. Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể.
D. Cải tạo xí nghiệp tư bản thành các xí nghiệp quốc doanh.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị của Đảng?
A. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập tích cực.
B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết giữa các dân tộc.
Câu 6: Nội dung nào không phản ánh đường lối đổi mới kinh tế của Đảng?
A. Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cầu nhiều ngành nghề.
B. Phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp.
C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 7: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan rã vào năm
A. 1989.
B. 1990.
C. 1991.
D. 1992.
Câu 8: Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới trong thế kỉ XX là
A. Liên Xô, Mĩ và Nhật Bản.
B. Mĩ, Liên Xô và Anh.
C. Mĩ, Nhật Bản và Trung Quốc.
D. Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.
Câu 9: Xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh tạo ra:
A. Trật tự thế giới “đa cực”, với sự vươn lên của nhiều cường quốc.
B. Thời cơ và thách thức với mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Điều kiện để các nước tập trung phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp.
D. Xung đột quân sự, khủng bố li khai ở nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 10: Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?
A. Tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái.
B. Những cuộc xung đột sắc tộc.
C. Phong trào ly khai ở vùng Tréc – xni – a.
D. Nhân dân Nga đấu tranh phản đối thể chế Tổng thống Liên bang.
Câu 11: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng gì?
A. Thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. Nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. Tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.
D. Xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
Câu 12: Mĩ đã sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”?
A. Ủng hộ độc lập dân tộc.
B. Thúc đẩy dân chủ.
C. Chống chủ nghĩa khủng bố.
D. Tự do, tín ngưỡng.
Câu 13: Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, tổ chức ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
B. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa.
C. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 14: Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là gì?
A. Phát triển và mở rộng thành viên.
B. Thành lập cộng đồng ASEAN.
C. Ký hiệp ước thân thiện và hợp tác.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Câu 15: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
B. Hợp tác liên minh về chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô – Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật”.
(Vũ Dương Ninh (chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr. 401)
a) Một trong những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh là các quốc gia lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
b) Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối đầu quân sự trong quan hệ quốc tế đã lỗi thời.
c) Sau Chiến tranh lạnh, các nước nhỏ cần lấy phát triển sức mạnh quân sự làm trọng tâm.
d) Sau Chiến tranh lạnh, một quốc gia muốn phát triển chỉ cần tập trung phát triển kinh tế.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
“Chiến sự xảy ra ác liệt ở xã Thanh Thụy, Minh Tân, Thanh Đức,... thuộc huyện Vị Xuyên, xã Bạch Đích, Phủ Lũng thuộc huyện Yên Minh. Tại mặt trận Vị Xuyên đã có hơn một chục sư đoàn bộ binh luân phiên tham gia chiến đấu. Các đơn vị bộ đội chủ lực của Bộ và Quân khu cùng với bộ đội địa phương, dân quân tự vệ của tinh và nhân dân đã quyết tâm chiến đấu giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia... gần chục năm ràng chưa khi nào Vị Xuyên ngót tiếng pháo, đạn súng cối từ bên kia biên giới rót sang”.
(Nguyễn Đức Huy, Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên, NXB Thông tin và Truyền thông. Hà Nội, 2019, tr.67 – 68)
a) Vị Xuyên (Hà Giang) là chiến trường duy nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam (1979- 1989).
b) Thể hiện tinh thần chiến đấu, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của quân dân tại Hà Giang.
c) Là bằng chứng về tội ác của quân Trung Quốc đối với các dân tộc vùng biên giới phía Bắc.
d) Cuộc chiến tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) chỉ diễn ra từ năm 1984 đến năm 1989.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................