Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Xóa bỏ hoàn toàn kế hoạch Nava cũng như mọi tham vọng của Pháp và Mỹ.
B. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Thay đổi cục diện chiến tranh tại Đông Dương.
D. Hoàn tất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Câu 2: Nguyên nhân nào dưới đây không đúng khi nói về lý do Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm lớn nhất Đông Dương?
A. Trong quá trình thực hiện kế hoạch Nava, Pháp đã có những điều chỉnh quan trọng.
B. Điện Biên Phủ được Pháp chọn làm điểm quyết chiến chiến lược.
C. Pháp nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của khu vực Điện Biên.
D. Kế hoạch Nava của Pháp đã hoàn toàn thất bại trước đó.
Câu 3: Chiến thắng tại Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam dẫn đến:
A. Đánh dấu chiến thắng lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava.
C. Ép buộc Pháp phải tham gia đàm phán tại hội nghị Giơnevơ.
D. Gây tổn thất ban đầu cho kế hoạch Nava của Pháp.
Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kéo dài trong bao nhiêu ngày đêm?
A. 55 ngày đêm.
B. 56 ngày đêm.
C. 60 ngày đêm.
D. 66 ngày đêm.
Câu 5: Hội nghị nào của Trung ương Đảng đã quyết định để miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm?
A. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959).
B. Hội nghị lần thứ 15 (1-1960).
C. Hội nghị lần thứ 14 (12-1959).
D. Hội nghị lần thứ 14 (1-1960).
Câu 6: Nhiệm vụ chính của cách mạng miền Bắc trong những năm 1958 - 1960 là:
A. hoàn thành cách mạng ruộng đất.
B. tập trung cải tạo quan hệ sản xuất.
C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế xã hội.
D. bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Câu 7: Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là:
A. đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế.
Câu 8: Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc vào thời gian nào?
A. Ngày 5 – 2 – 1965.
B. Ngày 7 – 2 – 1965.
C. Ngày 2 – 7 – 1965.
D. Ngày 17 – 2 – 1965.
Câu 9: Đoạn trích “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” đề cập đến nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng?
A. Kháng chiến toàn diện.
B. Kháng chiến toàn dân.
C. Kháng chiến lâu dài.
D. Tự lực cánh sinh.
Câu 10: So với chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947), chiến dịch Biên giới thu đông (1950) có điểm khác biệt là gì?
A. Có quy mô lớn đầu tiên do Việt Nam chủ động mở.
B. Phối hợp giữa chiến trường chính với các chiến trường khác.
C. Phòng thủ có quy mô của quân đội Việt Nam.
D. Đánh vận động có quy mô lớn của quân đội Việt Nam.
Câu 11: Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?
A. Do sự chênh lệch lớn về tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp.
B. Để khoét sâu những mâu thuẫn trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
C. Để tranh thủ thời gian để củng cố, phát triển lực lượng.
D. Để huy động toàn dân tham gia kháng chiến.
Câu 12: Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12/1946) của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Là một chủ trương đúng đắn nhưng chưa đáp ứng được phương châm ngoại giao của Việt Nam.
B. Là một quyết định đúng đắn đồng thời là lựa chọn duy nhất của Việt Nam.
C. Là một quyết định sai lầm đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh hao người tốn của.
D. Là một quyết định lịch sử, khẳng định Việt Nam không bao giờ khơi mào đối đầu về quân sự, việc tiến hành chiến tranh là bắt buộc.
Câu 13: Nội dung nào không phản ánh đúng thuận lợi của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ.
B. Có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lực lượng Đồng minh.
C. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
D. Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
Câu 14: Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Quân đội chưa được củng cố.
B. Nạn đói và nạn dốt.
C. Nạn ngoại xâm và nội phản.
D. Ngân sách nhà nước trống rỗng.
Câu 15: Thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình.
C. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................