Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Bài thơ “Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.
B. Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.
C. Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.
D. Cả 3 đáp án đều không chính xác.
Câu 2: Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” – bài 43 được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Ngũ ngôn Đường luật
Câu 3: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)
A. Đại cáo bình Ngô
B. Bang Hồ di sự lục
C. Ức Trai thi tập
D. Quân trung từ mệnh tập
Câu 4: Quang Dũng làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến năm bao nhiêu?
A. Đầu năm 1947
B. Cuối năm 1947
C. Đầu năm 1948
D. Cuối năm 1948
Câu 5: Trong bài “Đại cáo bình Ngô”, “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?
A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo.
B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.
C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.
D. Là tình yêu thương nhân dân như con.
Câu 6: Trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”, khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 được hiện lên như thế nào?
A. Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.
B. Khung cảnh lớp học ảm đạm.
C. Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.
D. Khung cảnh lớp học ấm áp.
Câu 7: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông lựa chọn nào?
A. Ra hàng.
B. Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp.
C. Gọi viện binh đến.
D. Đáp án khác.
Câu 8: Bài thơ “Tây Tiến” giúp em hiểu thêm những gì về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tỉnh thần của con người?
A. Là nơi khơi nguồn những cảm xúc đặc biệt.
B. Làm phong phú hơn cho đời sống tỉnh thần của con người.
C. Là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9: Chiến thẳng của nghĩa quân trong đoạn 3b của bài “Bình Ngô đại cáo” được thể hiện như thế nào?
A. Khí thế yếu ớt.
B. Khí thế hăng hái, chưa lúc nào hạ nhiệt.
C. Khí thế run sợ.
D. Khí thế nhiệt tình.
Câu 10: Thế nào là chiến lược “công tâm”?
A. Tấn công vào chỗ mềm yếu trong lòng đối phương, khiến đối phương nao núng, mất hết tinh thần.
B. Bằng lí lẽ giàu sức thuyết phục, đánh vào lòng đối phương, làm tan rã tinh thần, tư tưởng đối phương, khiến họ phải tâm phục.
C. Đánh bằng cách hăm dọa, khủng bố tinh thần, làm cho đối phương sợ hãi mà phải ra đầu hàng.
D. Đánh bằng sự công tâm: đàng hoàng, ngay thẳng, giữ thái độ công bình, chính trực cao độ.
Câu 11: Trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”, tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6?
A. Sự rạo rực.
B. Sự biết ơn.
C. Sự tiếc nuối, ân hận.
D. Sự xúc động, xốn xang.
Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tây Tiến” là gì?
A. Cảm hứng lãng mạn.
B. Cảm hứng nhân văn.
C. Cảm hứng lãng mạn, tinh thần bị tráng.
D. Cảm hứng ca ngợi người lính Tây Tiến.
Câu 13: Từ việc gợi ra cho Vương Thông sự lựa chọn đã cho thấy cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
A. Ứng xử nhân nhượng.
B. Ứng xử khắt khe.
C. Ứng xử trượng phu nhưng cũng rất quyết đoán.
D. Ứng xử khéo léo, linh hoạt.
Câu 14: Ý nào sau đây đúng khi nói về giọng điệu đoạn cuối “Bình Ngô đại cáo”?
A. Giọng điệu hùng hồn.
B. Giọng điệu vui tươi.
C. Giọng điệu mang một niềm tin, niềm tự hào.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 15: Trong bài thơ “Chiếc lá đầu tiên”, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là:
A. Điệp từ, so sánh.
B. Điệp cấu trúc, ẩn dụ.
C. Ẩn dụ, so sánh.
D. Hoán dụ, điệp cấu trúc.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................