Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4_văn bản 1_tranh đông hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian việt nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4_văn bản 1_tranh đông hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ
VĂN BẢN 1: TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Bài đọc “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn.
B. Trích dẫn tiểu thuyết
C. Thời sự
D. Văn bản thông tin.
Câu 2: Tranh dân gian Đông Hồ vẽ về gì?
A. Các loại máy móc, vũ khí hiện đại theo hướng ngỗ nghĩnh.
B. Các cuộc chiến của nhân dân ta với quân xâm lược phương Bắc.
C. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê như gà, lợn, trâu, bò, tôm, cá,…
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Giấy in tranh Đông Hồ là giấy gì?
A. Giấy A4.
B. Giấy điệp.
C. Giấy trắng.
D. Giấy Duplex.
Câu 4: Người ta sử dụng kĩ thuật in gì để làm tranh Đông Hồ?
A. In khắc gỗ
B. In lõm
C. In phẳng
D. In xuyên.
Câu 5: Có điểm gì nổi bật vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm?
A. Cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy.
B. Là thời điểm mà vua chúa, quan lại hay qua thăm mà mua đồ ở làng Hồ nên làng rất vui nhôn, tất bật và rực rỡ sắc màu.
C. Cả Làng phải đóng cửa, không sản xuất tranh do thiếu nguyên liệu.
D. Cả A và B.
Câu 6: Thời cực thịnh của làng tranh Đông Hồ là vào khoảng thời gian nào?
A. Giai đoạn cực thịnh của triều nhà Hậu Lê.
B. Khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX.
C. Giai đoạn triều nhà Nguyễn.
D. Từ sáng đến tối.
Câu 7: Việc cứu nghề tranh Đông Hồ trong bài đọc đề cập đến những hoạt động gì?
A. Kịp thời thu mua lại, lưu giữ cả trăm bản khắc cổ.
B. Phục chế hàng trăm bản khắc gỗ.
C. Sản xuất hàng loạt tranh Đông Hồ nổi tiếng bán ra thị trường.
D. Cả A và B.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Tranh dân gian Đông Hồ hấp dẫn người xem ở những thứ gì?
A. Màu sắc, bố cục, khuôn hình với các chất liệu hoàn toàn tự nhiên.
B. Giá bán phải chăng.
C. Màu sắc, đường nét, chất liệu cao cấp, hiện đại nhưng vẫn bảo đảm tính truyền thống.
D. Hoạ tiết phong phú, thú vị, phản ánh thực tế xã hội.
Câu 2: Đâu là một nội dung mà tranh dân gian Đông Hồ khai thác?
A. Tinh thần thờ cùng tổ tiển.
B. Những mặt trái, những góc khuất của đời sống nông thôn với cái nhìn hài hước, sâu sắc.
C. Sự trung thành tuyệt đối của người dân đối với các vị vua nhà ở triều đại phong kiến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về cách lấy màu sắc để vẽ tranh của nghệ nhân Đông Hồ?
A. Màu đen từ than xoan hay than lá tre
B. Màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm
C. Màu vàng từ hoa cúc
D. Màu đỏ từ sói son, gỗ vang.
Câu 4: Các nghệ nhân lấy gì để vẽ mẫu?
A. Các mảng màu sắc trên trang giấy.
B. Loại chủ đề được ưa chuộng nhất ở một thời điểm.
C. Đề tài và ý tưởng ngay trong cuộc sống hằng ngày hoặc từ các truyện dân gian.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Câu nào sau đâu không đúng về việc mua bán tranh vào tháng Chạp?
A. Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 7, 12, 17, 22, 27.
B. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
C. Người buôn tranh mua ở chợ và còn vào từng gia đình đặt và chọn mua.
D. Họ mang cả những đặc sản địa phương tới bán và trao đổi.
Câu 6: Xu thế thương mại hoá thời kinh tế thị trường thị trường gần đây đã khiến dòng tranh Đông Hồ gặp vấn đề gì?
A. Phát triển mạnh mẽ, vươn ra thế giới.
B. Bị kiểm duyệt gắt gao.
C. Đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.
D. Cả B và C.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Phần chữ in nghiêng ở đầu bài đọc gọi là gì?
A. Nhan đề.
B. Sa-pô
C. Thuật
D. Lược dẫn.
Câu 2: Phần sa-pô có tác dụng gì trong bài đọc?
A. Nêu kết luận cho bài đọc.
B. Nêu những lời giải đáp cho các câu hỏi mà bạn đọc gửi về.
C. Nêu khái quát nội dung của bài đọc và quan điểm viết của tác giả.
D. Thông báo về thông tin của bài báo.
Câu 3: Đâu không phải là một bức tranh Đông Hồ?
A. Chăn trâu thổi sáo.
B. Đàn lợn âm dương.
C. Gà đại cát, Gà thư hùng.
D. Lí ngư vọng nguyệt
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
A. Đề tài trong tranh Đông Hồ dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
B. Chất liệu tranh Đông Hồ tự nhiên, màu sắc bình dị, ấm áp
C. Phong vị dân gian của tranh Đông Hồ thấm nhuần trong ý tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đường nét, bố cục cũng như chất liệu giấy, màu sắc, quá trình chế tác,…
D. Tranh dân gian Đông Hồ có nguồn gốc từ một ban làm tranh vẽ cho các vua Trần sau đó được đưa về vùng Đông Hồ và phát triển đến ngày nay.
Câu 5: “Khi in, người làm tranh đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, (1) “bìa” đã quét đẫm màu, được làm theo kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào (2), rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu đỏ lên mặt giấy như cách đóng triện, xong lật ngửa ván khắc lên, tờ giấy đã (3) ván khắc vì màu được pha bằng hồ nếp đặc quánh.”
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ các số.
A. ngửa ván lên, bản in, tách ra khỏi
B. nhúng vào nước, khay, in lên
C. tách, giấy, chịu sự tác động của
D. úp ván xuống, bản khắc, dính vào
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Đề tài của bài đọc là gì?
A. Giá trị văn hoá của tranh Đông Hồ
B. Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
C. Giá trị kinh tế của tranh Đông Hồ
D. Cả A và B.
Câu 2: Nội dung của các mục 1, 2, 3 của bài đọc đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
A. Thông tin trong các mục này đã bổ sung cho nhau, mỗi mục cho thấy một nét “tinh hoa”, cả ba mục góp phần làm rõ giá trị văn hoá của tranh Đông Hồ.
B. Thông tin trong các mục này đã bổ sung cho nhau rất tốt, làm nổi bật cách làm đặc sắc của nghệ nhân Đông Hồ.
C. Làm người đọc có cảm giác như đang đi vào một không gian tuyệt vời trưng bày tranh Đông Hồ.
D. Tất cả các đáp án trên.