Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 1_văn bản 1_thần trụ trời

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1_văn bản 1_thần trụ trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI

VĂN BẢN 1: THẦN TRỤ TRỜI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Bài đọc “Thần Trụ Trời” được lấy từ công trình nào?

A. Thần thoại Việt Nam toàn tập

B. Thần thoại Việt Nam chọn lọc

C. Lược khảo về thần thoại Việt Nam

D. Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam

Câu 2: Đâu là đặc điểm vè ngoại hình của vị thần trong bài đọc?

A. Thân hình béo ú, khuôn mặt xinh xắn đáng yêu và đôi tay như muốn gây dựng nên một trái đất hoàn hảo.

B. Gương mặt nghiêm nghị, cánh tay cơ bắp cuồn cuộn, bàn tay chứa đựng sức mạnh của một hố đen vũ trụ.

C. Thân hình khổng lồ, chân dài đến mức có thể đi từ vùng này sang vùng nọ chỉ trong một bước chân.

D. Cả B và C.

Câu 3: Thần đã ở đâu khi xuất hiện trên thế gian?

A. Ở Thiên đình.

B. Ở cõi vĩnh hằng.

C. Ở trong đám mù mịt hỗn độn của trời đất.

D. Ở miền cực lạc, nơi chỉ có những người đạt tới cảnh giới tối cao mới có thể đến.

Câu 4: Khi thần đứng dậy, thần đã làm gì?

A. Xây dựng nên không gian trời đất như ngày nay.

B. Ra lệnh cho Bộ Xây dựng tạo lập trời đất cho nơi mà con người ở.

C. Tạo ra người, động vật, cây cối.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Quá trình tạo ra không gian trời đất rõ ràng diễn ra như thế nào?

A. Thần đội trời lên, đào đất, đập đá làm cột trụ chống trời, vòm trời từ đó được đẩy lên cao mãi.

B. Các máy xúc, máy ủi và công nhân làm việc liên tục để xây cột trụ chống trời rồi xây tiếp vòm trời.

C. Thần sử dụng sức mạnh của mình hút các thứ lộn xộn trên mặt đất rồi biến nó trở thành trời xanh như cái bát úp.

D. Thần sang phẳng đất cùng với đó là tạo ra một vòm trời nền xanh, có thể cho ánh sáng mặt trời đi qua.

Câu 6: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời?

A. Trái đất bắt đầu có trục để tự xoay quanh, từ đó có ngày và đêm.

B. Trời đất trở nên đầy sức sống, với con người và cảnh vật nên thơ trữ tình.

C. Trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời chùm lên như cái bát úp.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Thần tiếp tục làm gì khi trời đã cao và khô?

A. Thần chát xi măng và quét sơn để cột trụ trở nên đẹp mắt.

B. Thần phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.

C. Thần nặn người, động vật và cây cối để tạo ra thế giới như ngày nay.

D. Thần xây dựng vào trời dựa vào cái trụ đã xây.

Câu 8: Biển theo truyện được hình thành từ nơi nào?

A. Biển đã có sẵn từ trước.

B. Từ chỗ thần đào đất, nước từ dưới lòng đất đi lên.

C. Từ chỗ thần đào đất, đào đá.

B. Từ điểm cực của trời đất.

Câu 9: Trụ trời bây giờ ra sao?

A. Sắp đổ.

B. Được gia cố thêm, có ý nghĩa tâm linh.

C. Không còn nữa.

D. Đứng vững, trường tồn với thời gian.

Câu 10: Vị thần Trụ Trời sau này trở thành ai?

A. Ngọc Hoàng

B. Tây Vương Mẫu.

C. Hulk

D. Thần Zeus.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Thần thoại là gì?

A. Là một thể loại truyện dân gian song hành với truyện cổ tích. Thần thoại thường có tính chất phóng đại, tô điểm cho nhân vật trong truyện cổ tích. Nói cách khác, thần thoại là một bản nâng cấp của truyện cổ tích.

B. Là một thể loại truyện được tạo nên bởi các nhà sử học, văn hoá học,… nhằm tạo dựng một nền tảng có tính tưởng tượng cho việc nghiên cứu.

C. Là một thể loại truyện dân gian có các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng mà qua đó phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?

A. Vì mỗi hòn đá mà thần ném đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo.

B. Vì thần ném đất ra tung toé, tạo nên gò, đống,…

C. Vì thần quá nặng nên khi đi đến đâu thì đất chỗ đó lõm xuống, xung quanh thì lại chồi lên.

D. Cả A và B.

Câu 3: Có thể nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

A. Cách kết thúc truyện không có gì liên quan đến các tình tiết bên trên.

B. Sử dụng câu hát tạo nên sự đổi mới, tranh khô khan, nhàm chán.

C. Các câu hát nói về một vị thần, điều đó thể hiện sự tôn thờ các vị thần đó của nhân dân.

D. Nói đến những sự việc của sau này, từ đó thể hiện công lao, sự trường tồn của các vị thần tạo nên trời đất cho con người và ca ngợi họ.

Câu 4: Quá trình tạo dựng trời đất cho thấy điều gì ở thần?

A. Thần có sức mạnh vươn tầm vũ trụ, tinh thần vượt ngoài vũ trụ.

B. Thần rất khoẻ, không ngại khó khăn để tạo nên trời đất mà con người có thể ở.

C. Thần rất thông minh, có tư duy logic nên đã tạo ra được không gian trời đất được tổ chức, sắp xếp hợp lí.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng về cốt truyện?

A. Phức tạp, biến hoá khôn lường.

B. Đạt được những yêu cầu của văn học thời kì cổ đại.

C. Có tính sáng tạo.

D. Đơn giản, dễ hình dung.

Câu 6: So với các thể loại truyện dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố chính nào?

A. Không gian, sự tưởng tượng, tính anh hùng của nhân vật.

B. Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

C. Lịch sử, sự tưởng tượng, nhân vật, thời gian.

D. Ngôn từ, sắc thái, nội dung, ý nghĩa.

Câu 7: Câu nào nói đúng về không gian và thời gian trong bài đọc?

A. Không gian là ở vùng đất Lạc Việt, thời gian là vào trước thời Hùng Vương.

B. Không gian là ở vùng đất Lạc Việt, thời gian không xác định, nhưng theo nội dung truyện thì là ở thời điểm vũ trụ được sinh ra.

C. Không gian ở trong vũ trụ, thời gian là vào một điểm đặc biệt trong dòng thời gian của con người, đã được xác định bằng khoa học.

D. Không xác định rõ địa điểm ở đâu, chỉ đơn thuần nói là ở trong hỗn mang. Thời gian cũng không xác định, chỉ hiểu là ở thời điểm mà trời đất bắt đầu.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Ta có thể đánh giá thế nào về việc làm của thần đối với thế gian?

A. Thần có công lao lớn đối với con người, thần tạo ra trời đất để con người sinh sống.

B. Thần là một người vĩ đại, cần phải được tôn sùng nhờ công lao truyền bá tri thức.

C. Thần có tính cách nóng nảy nhưng lại rất tốt bụng, nhờ thế mà cuộc sống của con người chan hoà tình thương.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung bao quát của truyện là gì?

A. Xây dựng lên một hình tượng vĩ nhân có tính quy chuẩn cho suy nghĩ của con người.

B. Hướng tới giải thích sự hình thành của trời đất và thể hiện tôn thờ trời đất.

C. Lí giải tại sao ngày nay vẫn còn những câu hát dân gian về thần Trụ Trời.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vì sao cách giải thích quá trình tạo lập thế giới như trong truyện không còn phù hợp với thời đại ngày nay nữa?

A. Vì tư tưởng xã hội giờ đây đã thay đổi, nếu tiếp tục giữ cách giải thích này thì sẽ bị đi tù.

B. Vì với tri thức khoa học, chúng ta biết được rằng những thứ trong truyện không đúng và sự hình thành của trời đất cần phải được tìm hiểu một cách có tính khách quan khoa học.

C. Vì nó vốn dĩ đã sai ngay từ đầu nhưng chỉ vì con người cứ mê muội với nó.

D. Vì các quy tắc toán học, định luật vật lí, phản ứng hoá học,… không cho phép điều đó xảy ra.

Câu 4: Tại sao nói “Thần Trụ Trời” thuộc thể loại truyện thần thoại?

A. Không gian, thời gian không xác định nhưng có xu hướng nói về thời khởi đầu của vạn vật.

B. Truyện có những yếu tố không thật, điển hình như có một vị thần to lớn khổng lồ, sức mạnh vô song.

C. Cốt truyện đơn giản, có xu hướng giải thích về nguồn gốc của vạn vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điểm khác biệt chính giữa thần thoại và truyền thuyết là gì?

A. Các yếu tố tưởng tượng, không thật.

B. Tính gắn liền với sự kiện lịch sử.

C. Đặc điểm, phẩm chất của các nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ta có thể đưa ra nhận xét gì về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian?

A. Có thể thấy rằng tác giả dân gian đã dùng những quan sát, hiểu biết hạn hẹp của mình để cố gắng xây dựng nên một câu chuyện giải thích sự hình thành trời đất.

B. Tác giả dân gian có cách nhìn sâu rộng, suy nghĩ chặt chẽ kết hợp với những kiến thức có tính thực tế rất cao.

C. Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới đó là một cách giải thích hay và có tính định hướng cao, giúp ích cho cơ sở lí luận của người dân thời kì cổ đại.

D. Cả B và C.

Câu 2: Trong truyện, ta thấy có nhiều hành động, việc làm của thần đều không có sự lí giải tại sao. Điều đó nói lên điều gì?

A. Tác giả dân gian bí ý tưởng.

B. Sự mai một theo dòng thời gian khiến nhiều chi tiết trong truyện bị lược bỏ.

C. Tác giả dân gian cố gắng xây dựng nên một câu chuyện để giải thích về thế giới nhưng chính họ cũng không hiểu hết.

D. Khó xác định, có thể có một hoặc nhiều lí do kết hợp từ các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thần trụ trời (Thần thoại Việt Nam)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay