Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 1_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI
(THẦN THOẠI)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT &
ĐỌC MỞ RỘNG VĂN BẢN “CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT”
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Ai là người đã tạo ra vạn vật trên thế gian?
A. Phật Tổ
B. Ngọc Hoàng
C. Tây Vương Mẫu.
D. Thuyết tiến hoá của Darwin.
Câu 2: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Vì sao Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi?
A. Vì phải tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn chưa được đầy đủ.
B. Vì muốn triệu hồi viên linh đan ngàn năm.
C. Vì muốn nâng cấp các loài vật để chúng có thể tồn tại lâu hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Câu nào nói đúng về tình trạng của con vịt và con chó khi được Ngọc Hoàng tạo ra?
A. Cả hai con đều không có đầu.
B. Con vịt thì quá xấu xí, con chó thì quá đáng yêu.
C. Con vịt thì quá nhỏ so với các loài gia cầm khác, con chó thì dễ bị con người bắt nạt.
D. Cả hai con đều thiếu một chân.
Câu 4: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Con chó và con vịt gặp vấn đề gì khi đến gặp Thiên thần?
A. Các nguyện liệu để nặn ra đầu đều chưa được Thái Thượng Lão Quân luyện ra.
B. Các nguyên liệu để làm chân đều hết.
C. Con vịt bị đuổi về còn con chó thì bị đưa đi đâu không rõ.
D. Thiên thần không có cách nào để làm cho con vịt to ra, con chó mạnh hơn.
Câu 5: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Sau khi con chó và con vịt nài nỉ mãi thì Thiên thần đã làm gì?
A. Không động lòng từ bi, sai lính đuổi hai con vật về hạ giới.
B. Thiên thần hẹn hai con vật ngày khác tới để bổ sung phần còn thiếu.
C. Thiên thần không biết cách để tạo ra đầu.
D. Thương tình, bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó.
Câu 6: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Những loài chim như chiền chiện, đó nách, ốc cau có vấn đề gì?
A. Đều thiếu cả hai chân.
B. Đều thiếu cánh.
C. Đều thiếu lông.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:
“Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ.”
A. Lỗi thiếu hụt chủ đề
B. Lỗi thiếu phương tiện liên kết
C. Lỗi nội dung không phù hợp
D. Lỗi câu chủ đề.
Câu 2: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:
“Văn nghị luận vếu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy căn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với căn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.”
A. Lỗi lạc chủ đề.
B. Lỗi thiếu hụt chủ đề
C. Lỗi kết đoạn
D. Lỗi logic
Câu 3: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?
“Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm.”
A. Lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp.
B. Lỗi các ý không có tác dụng liên kết.
C. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?
Bất kì ai trên thế gian này đều có điểm giống nhau – chúng ta hết thảy đều muốn được hạnh phúc. Và hầu hết chúng ta không biết làm sao để có được hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chính là tình yêu thương mà con người dành cho nhau?
A. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
B. Lỗi liên kết lỏng lẻo giữa các ý.
C. Lỗi các ý triển khai không liên kết với câu chủ đề.
D. Lỗi dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp.
Câu 5: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?
Nam Cao đã thành công rực rỡ trong việc khắc hoạ những hình tượng điển hình của người trí thức nghèo, có phẩm chất tốt đẹp, bị đẩy vào hoàn cảnh cùng cực vẫn tiếp tục vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, những người nông dân bần cùng, nghèo khó nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của lương tri. Những sáng tác của Nam Cao vừa là bức tranh chân thực về xã hội đương thời vừa tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả. Tuy nhiên, những sáng tác này cũng khiến cho độc giả phải tự suy ngẫm về bản thân để biết cảm thông và gắn bó với con người hơn.
A. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
B. Lỗi dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp.
C. Lỗi thừa phương tiện liên kết.
D. Lỗi tư tưởng trong đoạn văn không thống nhất.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Dùng lại đoạn văn ở câu 1 phần Thông hiểu. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?
A. Thêm các phương tiện liên kết cho các câu.
B. Điều chỉnh nội dung của đoạn văn.
C. Bổ sung các ý làm rõ chủ đề.
D. Viết lại câu chủ đề dựa trên nôi dung đã triển khai.
Câu 2: Dùng lại đoạn văn ở câu 2 phần Thông hiểu. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?
A. Bổ sung các ý làm rõ chủ đề.
B. Bổ sung kết đoạn cho đoạn văn.
C. Điều chỉnh lại nội dung các câu, có thể thêm bớt để đảm bảo tính logic cho đoạn văn.
D. Bỏ câu thứ hai đi sau đó triển khai các ý theo đúng chủ đề đặt ra.
Câu 3: Cho đoạn văn sau:
(1) Vậy, trước khi gửi email, hãy cân nhắc xem đó có phải là phương pháp tối ưu nhất để truyền tải thông điệp hay không. (2) Mặc dù email rất tiện lợi nhưng đôi khi chúng ta phải trao đổi qua lại rất nhiều lần mới có thể giải quyết được một tình huống hay một vấn đề. (3) Chẳng hạn trong trường hợp thông báo một tin không tốt hoặc khi cần giải quyết một vấn đề không mấy dễ chịu thì gọi điện thoại hay trực tiếp thảo luận sẽ là giải pháp tốt hơn. (4) Có thể việc đó nhanh chóng và tiện lợi nhưng liệu nó có thật sự phù hợp? (5) Trong khi đó, chỉ cần một cú điện thoại hay gặp mặt trao đổi trực tiếp là có thể xử lí mọi việc nhanh chóng và hiệu quả.
Cách sắp xếp lại trình tự nào dưới đây là hợp lí?
A. 5 – 1 – 2 – 4 - 3
B. 2 – 5 – 1 - 4 – 3
C. 4 – 3 – 1 - 2 – 5
D. 2 – 1 – 4 – 5 – 3
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
(1) Chúng ta được vận mệnh dẫn dắt, từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, ta gọi con đường đó là sợi dọc của cuộc đời. (2) Chúng ta sống với những trải nghiệm, gặp thiên tai không ngờ đến, gặp gỡ những niềm vui, hạnh phúc cũng bất ngờ không kém. (3) Và sợi ngang chính là nguyên tắc “nhân quả báo ứng”. (4) Vậy nếu muốn sống cuộc đời tốt đẹp, phải nghĩ điều tốt, làm điều thiện, không để vận mệnh điều khiển mình. (5) Chúng ta chào đời mà không biết mình có vận mệnh thế nào, bắt đầu cuộc đời do vận mệnh dẫn dắt. (6) Trải qua nhiều biến cố, tuỳ vào trái tim ta nghĩ gì, làm gì mà vận mệnh sẽ thay đổi. (7) Vận mệnh không phải là thiên mệnh.
Trình tự nào dưới đây là cách sắp xếp hợp lí?
A. 1 – 3 – 5 – 7 – 4 – 2 - 6
B. 5 – 2 - 1 – 3 - 7 - 6 – 4
C. 3 – 7 – 6 – 2 – 1 – 5 – 4
D. 7 – 3 – 2 – 4 – 1 – 5 – 6
Câu 5: Dùng lại đoạn văn ở câu 3 phần Thông hiểu. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?
A. Thêm “chẳng hạn” vào trước câu thứ 2, “tuy nhiên” vào trước câu thứ ba.
B. Sửa “trong” ở câu thứ nhất thành “vào”, “đang” trong câu thứ hai thành “đã”, “mà” trong câu thứ ba thành “nhưng”.
C. Điều chỉnh là nội dung của các ý triển khai để cho đoạn văn trở nên liên kết hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Dùng lại đoạn văn ở câu 4 phần Thông hiểu. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?
A. Sửa “và” ở câu thứ hai thành “nhưng” hoặc “tuy nhiên”.
B. Thêm “vì thế” vào đầu câu thứ ba.
C. Sửa lại các ý để tránh lạc để.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Dùng lại đoạn văn ở câu 5. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?
A. Thêm các từ liên kết vào trước các câu văn để tăng tính kết nối giữa các câu.
B. Bỏ các từ liên kết trong đoạn văn đi.
C. Sửa “tuy nhiên” ở câu cuối thành “đồng thời”.
D. Điều chỉnh lại tư tưởng chủ đạo trong đoạn văn.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Tại sao truyện này có thể xếp vào loại truyện thần thoại?
A. Không gian, thời gian từ rất xa xưa, chưa có vạn vật.
B. Có các vị thánh thần tạo ra các loài vật.
C. Cốt truyện đơn giản, nhằm giải thích về nguồn gốc hay lí giải về một hiện tương khó hiểu gì đó.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Nội dung bao quát của truyện này là gì?
A. Hướng tới giải thích sự ra đời của vạn vật.
B. Đề cao tầm quan trọng của Ngọc Hoàng.
C. Hướng tới giải thích tại sao con vịt, con chó lại co một chân khi ngủ và tại sao một số loài chim chân rất bé.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Thực hành tiếng việt