Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 2_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT &
ĐỌC MỞ RỘNG “ĐĂM SĂN ĐI CHINH PHỤC NỮ THẦN MẶT TRỜI”

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng những cách thức nào để đánh dấu phần bị tỉnh lược?

A. Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […]

B. Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,…

C. Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Chú thích trích dẫn là gì?

A. Là ghi rõ nguồn / xuất xứ của tài liệu mà người viết sử dụng.

B. Là làm rõ các nội dung như tê tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản,…

C. Là trích dẫn chú thích.

D. Là một cách đánh dấu văn bản.

Câu 3: Cần phải đạt yêu cầu gì khi trích dẫn nguyên văn?

A. Phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải đặt trong dấu ngoặc kép.

B. Phần trích dẫn cần đạt độ chính xác cao và đặt ở đầu đoạn văn có nội dung liên quan.

C. Phần trích dẫn cần đảm bảo tư tưởng chủ đạo của nội dung mà mình trích dẫn dẫn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Khi trích dẫn ý tưởng, cần đảm bảo những yêu cầu gì?

A. Phải diễn đạt lại nội dung trích dẫn theo ý hiểu của bản thân.

B. Không sử dụng dấu ngoặc kép.

C. Đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

D. Cả B và C.

Câu 5: Cước chú gồm những phần nào?

A. Phần con số chú thích và phần đánh dấu.

B. Phần con số đánh dấu và phần chú thích.

C. Phần kí hiệu và phần nội dung

D. Phần từ và phần ý nghĩa.

Câu 6: Tác giả bài viết “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần?

A. 2 lần trích dẫn ý tưởng

B. 1 lần trích dẫn ý tưởng, 2 lần trích dẫn nguyên văn.

C. 3 lần trích dẫn nguyên văn.

D. 1 lần trích dẫn ý tưởng, 3 lần trích dẫn nguyên văn.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Chuyến đi đến nhà của nữ thần Mặt trời của Đăm Săn như thế nào?

A. Chuyến đi dài, mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, phải vượt qua nhiều thử thách.

B. Chuyến đi ngắn, con đường trơn tru, không có thú dữ cản đường.

C. Chuyến đi tốn nhiều kinh phí và gian nan.

D. Chuyến đi thể hiện sức mạnh vượt trội của Đăm Săn.

Câu 2: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Cho câu trong bài đọc: “Chàng nhác thấy bóng đàn ông một người, bóng đàn bà một người.” Đàn ông và đàn bà ở đây là chỉ gì?

A. Những người đàn ông và những người đàn bà ở nhà của nữ thần Mặt Trời.

B. Không thể xác định rõ là ai.

C. Một người đàn ông và đàn bà nào đó.

D. Y Đu và Hơ Kung.

Câu 3: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Cảnh làng của người em giữ mặt trăng trông như thế nào?

A. Phảng phất không gian thiên nhiên đẹp mê hồn.

B. Rất đẹp, đa sắc màu.

C. Có cảm giác cô quạnh, hẻo lánh.

D. Tù túng, xập xệ.

Câu 4: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Tại sao nữ thần lại phải cố tìm một bộ váy thật đẹp và đi đứng đoan trang khi nghe tin Đăm Săn đến?

A. Vì Đăm Săn là tình nhân của nữ thần.

B. Vì nữ thần phải đạt được một thoả thuận quan trọng sau khi gặp Đăm Săn.

C. Vì ngoại hình của Đăm Săn vượt hẳn những người trong làng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Đăm Săn đến tìm nữ thần để làm gì?

A. Cầu hôn nữ thần làm vợ mình.

B. Xin nữ thần nước thành chữa bệnh cho dân làng.

C. Hỏi cách làm sao để được vợ yêu thương.

D. Cả B và C.

Câu 6: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Tại sao nữ thần từ chối lời cầu hôn của Đăm Săn?

A. Vì nữ thần không yêu Đăm Săn.

B. Vì nếu nữ thần đi thì nơi nữ thần ở sẽ tàn lụi.

C. Vì Đăm Săn không mang đủ lễ vật và thành ý.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Cho đoạn văn sau:

“Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xoá mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng cậu, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao!”

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hoá

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 2: Dùng đoạn văn ở câu 1 phần Vận dụng. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn là gì?

A. Cho thấy rằng: Hoá ra, ở quê nhà, để giữ được sự thuỷ chung vẹn tròn tình nghĩa, xứng đáng với người chồng bản lĩnh phi thường, Pê-nê-lốp cũng đã phải vượt qua biết bao sóng to gió lớn chẳng thua kém Ô-đi-xê trong suốt 20 năm.

B. Cho thấy rằng: Nỗi vất vả gian lao càng lớn, niềm vui sướng ngày gặp mặt càng lớn.

C. Cho thấy rằng: Sự dịu dàng của mặt đất cũng giống như sự tĩnh lặng của biển sâu.

D. Cả A và B.

Câu 3: Cho đoạn văn sau:

“Cũng như người đi cấu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, cà Xi-la ăn thịt họ ở cửa hàng, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường.”

Câu nào sau đây không đúng về biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Cái dùng để so sánh là cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ.

B. Cái được so sánh là các thuỷ thủ xấu số.

C. Thuộc tính so sánh: giẫy đành đạch, hoảng hốt giơ tay cầu cứu, giã lên

D. Từ ngữ so sánh: như, cũng … như vậy.

Câu 4: Dùng đoạn văn ở câu 3 phần Vận dụng. Lối so sánh ở đoạn văn này là gì?

A. So sánh ngắn

B. So sánh dài

C. So sánh tượng trưng

D. So sánh nhân bản.

Câu 5: Cho câu sau: “Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy.”

Ta có nhận xét gì về cách so sánh trong câu trên?

A. Cách so sánh đơn giản, dễ hiểu.

B. Cách so sánh kiểu này là không hợp lí, khiến người nghe khó hiểu.

C. Đây là so sánh khác loại. Một bên là vật thể thực tế, hữu hình, một bên là âm thanh, vô hình.

D. Một ý kiến khác.

Câu 6: Cho câu văn sau: “Tôi tớ mang của cải về nhiều như ông đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầu trai gái đi giếng làng cõng nước.”

Đây là dạng so sánh gì?

A. So sánh dài

B. So sánh khác loại 2 vế

C. So sánh tâm điểm

D. So sánh chuỗi.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Đặc điểm về không gian sử thi được thể hiện như thế nào trong bài đọc?

A. Không gian nơi thần thánh ở khác xa nơi Đăm Săn ở, mọi thứ đều tuyệt mĩ. Đó cũng là lý do mà Đăm Săn lặn lội đường xá để đi tới.

B. Không gian nơi thần thành ở mang sắc hồng của tình yêu, trong khi không gian cuộc phiêu lưu của Đăm Săn mang sắc nâu đen, thể hiện sự gian khổ và gian khổ thì mới đi đến ngọt ngào.

C. Theo chuyến phiêu lưu của Đăm Săn, không gian sử thi mở ra từ cuộc sống con người nơi trần thế đến cuộc sống của các vị thần nhà trời. Các sự kiện trong cốt truyện xoay quanh cuộc phiêu lưu này.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Đâu là một đặc điểm của nhân vật sử thi được thể hiện trong bài đọc?

A. Yếu tố kì ảo: Cuộc phiêu lưu của Đăm Săn lên tận nhà nữ thần và mong chinh phục nàng thể hiện khát vọng lớn lao và sức mạnh bản lĩnh siêu phàm.

B. Yếu tố thiện ác: Thể hiện qua thái độ kiên quyết muốn cưới cho bằng được nữ thần.

C. Yếu tố mạnh yếu: Thể hiện qua việc bỏ về của Đăm Săn. Anh không sợ những gì mà nữ thần đã tạo ra để gây khó dễ cho mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay