Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3_đọc kết nối chủ điểm_lời má năm xưa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3_đọc kết nối chủ điểm_lời má năm xưa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: LỜI MÁ NĂM XƯA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Lời má năm xưa” là ai?

A. Trần Quốc Hoàn

B. Trần Bảo Định

C. Lê Lựu

D. Tô Hoài

Câu 2: Câu nào sau đây đúng về chim thằng chài mái?

A. Không ấp trứng, không nuôi con.

B. Ấp trứng, nuôi con rất cẩn thận.

C. Dạy con cách bắt cá.

D. Dạy con cách tránh bị con người săn đuổi.

Câu 3: Những con chim thằng chài làm gì khi trưởng thành?

A. Giết hại đồng loại nếu không có thức ăn.

B. Đi lên núi kiếm ăn.

C. Nhìn nhau, tụ quần bảo vệ nhau.

D. Cả B và C.

Câu 4: Tôi bị làm sao khi bắn thằng chài rớt bên sông?

A. Bị những con chim đồng loại đuổi theo.

B. Bị người nuôi chim đuổi bắt.

C. Bị má đánh đòn.

D. Không bị làm sao.

Câu 5: Má đã trách mắng nhân vật “tôi” thế nào?

A. “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”

B. Đánh đòn thật nặng và bắt hứa không được tái phạm.

C. “Sao con lại bắn nó? Ông chủ của nó ra đòi thì phải tính làm sao?”

D. Tôi không bị trách mắng.

Câu 6: Má đã bảo tôi làm gì?

A. Ra bến vớt con chim về nấu ăn.

B. Ra bến chôn con chim.

C. Ra bến vớt con chim lên.

D. Không làm gì cả.

Câu 7: Tình trạng của thằng chài sau mấy hôm được “tôi” mang về nhà là gì?

A. Mộ xanh cỏ.

B. Nó cuối cùng cũng không thể qua khỏi.

C. Vết thương lành, ốm nhom chỉ chớp cánh, không thể bay vì đuối sức.

D. Nó lành lại và bay đi nơi khác luôn.

Câu 8: Sau bao năm, khi nghĩ về chuyện bắt gần chết thằng chài, nhân vật “tôi” thấy thế nào?

A. Không thể rứt ra được sự hối hận và bối rối.

B. Cảm thấy việc mình cứu sống con chim thật thừa thãi.

C. Thấy mình ngu, thà mang nó về nấu ăn còn hơn giờ không đi đâu kiếm được con chim đó.

D. Thấy tuyệt vọng.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: “Chim thằng chài” trong bài đọc là chỉ gì?

A. Chim của thằng chài

B. Một người chài lưới nhỏ con

C. Chim bói cá

D. Một loài cây.

Câu 2: Chim thằng chài khi chào đời sẽ phải làm gì?

A. Đợi chim mẹ mang thức ăn về, không được ra khỏi tổ.

B. Tự đi kiếm ăn.

C. Đi hỗ trợ mẹ kiếm ăn.

D. Tự thích nghi môi trường và rèn kĩ năng sống.

Câu 3: Hồi nhỏ đám trẻ tụi tôi khoái làm gì?

A. Rình bắn thằng chài đậu rình cá trên đầu bặp dừa nước bằng cái ná thun, đạn đất sét vo tròn.

B. Xem những thằng chài bay qua bay lại trên mặt ao bắt cá.

C. Xem cách chim thằng chài làm tổ trên các ngọn cây và tìm cách bảo vệ chúng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Tình trạng của thằng chài bị bắn rớt là gì?

A. Chết ngay lập tức.

B. Thoi thóp hơi thở.

C. Chỉ bị thương nhẹ và nó vẫn bay đi chỗ khác được.

D. Gẫy cánh không chết, nằm sải lai.

Câu 5: “Tôi” cho rằng mấy tiếng hót của thằng chài khi lành lại là gi?

A. Lời tiễn biệt.

B. Lời chào và cảm ơn.

C. Một bài hát.

D. Cả B và C.

Câu 6: “Tôi” cho rằng thằng chài chính cống có phẩm chất gì?

A. Khẩu phật tâm xà.

B. Nóng nảy, bộc trực.

C. Thú diện nhơn tâm.

D. Thẳng thắn, yêu đời.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Câu nào trong câu hò ở quê của nhân vật “tôi” khác với các câu còn lại về mặt chủ đề?

A. Chim thằng chài có ngày mắc bẫy

B. Em cho anh hay anh hãy tránh xa

C. Mẹ cha không thể chịu hoà

D. Em đâu dám cãi để mà theo anh!

Câu 2: Chi tiết nào cho thấy sự đùm bọc lẫn nhau của thằng chài?

A. Chia sẻ con mồi nếu bạn tình hoặc đồng loại thiếu cái ăn.

B. Nhường mặt nước ao hồ, sông rạch nhiều tôm cá cho những thằng chài già yếu bệnh tật.

C. Nếu có con nào bị chết thì những con khác sẽ mai táng cho nó bằng một điệu hát.

D. Cả A và B.

Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” thấy hối hận và bối rối?

A. Vì thằng chài không ăn bất cứ thứ gì.

B. Vì thằng chài đã chết.

C. Vì tôi không biết giờ thằng chài có còn sống không.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Thông điệp gửi gắm qua bài đọc này là gì?

A. Mỗi chúng ta nên yêu thương động vật, không nên vì thích thú cá nhân mà giết chóc lung tung.

B. Mỗi chúng ta khi muốn bắn giết chim thì phải không để bố mẹ biết.

C. Sự hối hận và bối rồi bắt nguồn từ sự không chuẩn xác và dứt khoát.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Ta có thể đánh giá thế nào về hành động bắn chim thằng chài của những cậu bé trong bài đọc?

A. Bọn nhỏ rất giỏi và có kinh nghiệm trong việc rình bắt chim.

B. Bắn súng từ trước đến nay vẫn là một việc làm, thú vui yêu thích của trẻ con. Tuy nhiên dùng súng để bắn, giết các loài vật là không nên.

C. Đó là một việc làm hay của bọn nhỏ để giúp chim có thể sinh tồn tốt hơn trong môi trường ô nhiễm như hiện nay.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đánh giá nào là đúng về hành động của má?

A. Má là người từ bị, theo quan niệm của đạo Phật, biết yêu thương cây cối.

B. Má là người tốt, yêu động vật, biết đến nhân quả báo ứng.

C. Má thật phiền phức, có mỗi con chim thôi mà làm như to tát lắm.

D. Má là một người phụ nữ phẩm hạnh cao quý.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay