Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 1_đọc kết nối chủ điểm_đi san mặt đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1_đọc kết nối chủ điểm_đi san mặt đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: ĐI SAN MẶT ĐẤT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Bài đọc “Đi san mặt đất” là truyện của người dân tộc nào?

A. Kinh

B. Lô Lô

C. Khmer

D. Dao

Câu 2: Hình thức của bài đọc là gì?

A. Văn xuôi

B. Thơ

C. Tuỳ bút

D. Thần thoại

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng về cách sống của người mặt đất?

A. Sống thành gia đình, một trăm gia đình thành một làng.

B. Ăn riêng, ở riêng nhưng cùng đi làm chung.

C. Đi làm riêng nhưng ăn chung và ngủ chung.

D. Ăn chung, cùng đi và cùng ở.

Câu 4: Người mặt đất trồng gì?

A. Trồng bắp trên núi cao

B. Trồng lúa trên ruộng bậc thang

C. Trồng cà phê đem đi xuất khẩu

D. Trồng người.

Câu 5: Người mặt đất uống nước ở đâu?

A. Uống nước từ bụng đá.

B. Uống nước suối

C. Uống nước mua từ công ty nước giải khát.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tình trạng của trời đất trong bài đọc là gì?

A. Bầu trời trong xanh cao vời vợi, mặt đất phẳng lì

B. Bầu trời tối đen, mặt đất chỗ cao chỗ thấp.

C. Bầu trời nhìn chưa phẳng, mặt đất còn nhấp nhô.

D. Trời đất chưa phân.

Câu 7: Khi người tìm chuột chũi để giúp đỡ thì chuột chũi đã làm gì?

A. Rung râu và nói tỏ ý là không cần quan tâm đến bên ngoài.

B. Ngay lập tức giúp đỡ con người làm việc.

C. Đồng ý hiến thân mình để giúp đỡ con người.

D. Không đồng ý, cho rằng mình là vật tế thần.

Câu 8: Cóc và ếch giúp và không giúp con người được những gì?

A. Giúp được con người tất cả mọi việc mà họ cần.

B. Chỉ có thể giúp con người xin trời đổ nước xuống còn không thể giúp người đi san.

C. Ngoại trừ việc trở thành thức ăn cho con người thì chúng làm gì cũng được.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Thời điểm xảy ra câu chuyện là khi nào?

A. Thời An Dương Vương

B. Vài trăm năm trở lại đây

C. Thời nay

D. Từ thời rất xa xưa

Câu 2: Địa điểm xảy ra câu chuyện là ở đâu?

A. Không xác định, chỉ có thể nói là ở vùng đất mà người Lô Lô cổ xưa đã sống

B. Tràng An

C. Khu vực miền Bắc

D. Trên toàn địa cầu

Câu 3: Nội dung mang tính lặp lại ở năm câu thơ đầu có tác dụng gì?

A. Khiến cho phần mở đầu bài thơ thêm thú vị

B. Đề cập đến năng lực của người già và người trẻ.

C. Nhấn mạnh tính chất xa xưa

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cách sống trong bài đọc giống giai đoạn phát triển nào của xã hội loài người?

A. Phong kiến

B. Tư bản chủ nghĩa

C. Xã hội nguyên thuỷ

D. Thiên đường

Câu 5: Người mặt đất làm cách nào để đi san?

A. Dùng voi kéo gỗ làm nhà.

B. Nhờ thần linh giúp đỡ.

C. Dùng sức mạnh của hắc long.

D. Dùng trâu bừa.

Câu 6: Việc bài đọc tập trung vào mô tả các thứ cần chuẩn bị cho việc dùng trâu cày nói lên điều gì?

A. Con trâu rất thông minh, có thể san trời đất nhanh chóng.

B. Con trâu có tác dụng là để đi san.

C. Con trâu có sức mạnh vượt trội.

D. Con trâu là một con vật phổ biến đối với người mặt đất.

Câu 7: Tình trạng của trời đất khiến con người phải làm gì?

A. Phải đi san núi đồi và biển cả.

B. Phải mở rộng bầu trời và mặt đất.

C. Phải tìm hành tinh khác để cư trú.

D. Phải đi san bầu trời và mặt đất.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Việc người tìm sự giúp đỡ của các con vật nói lên điều gì?

A. Việc san trời, san đất là một việc khó khăn, vất vả.

B. Con người muốn lợi dụng sức mạnh của con vật để hỗ trợ mình.

C. Con người cho rằng con vật có thể giúp đỡ con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung của đoạn thứ nhất là gì?

A. Con người thời hiện nay không còn sống cùng nhau như xưa nữa.

B. Thế giới đã có từ rất lâu, lâu đến mức không ai có thể nhớ nổi.

C. Con người từ thời xa xưa sống, ăn, ở cùng nhau.

D. Cả A và B.

Câu 3: Nội dung của đoạn thứ hai là gì?

A. Con trâu là một con vật rất quan trong đối với người Lô Lô.

B. Con người cần phải đi san trời đất và để làm được việc đó thì mọi người cần chung tay chứ không đợi chờ sự giúp đỡ từ các con vật khác được.

C. Các con vật như chuột chũi, cóc, ếch đều là những con vật mà con người không thể trông chờ gì cả.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là một chi tiết được lặp lại trong bài thơ?

A. Đeo cho trâu cái ách.

B. Con người cần sự giúp đỡ của thần để tạo nên trời đất.

C. Con người không thấy mệt nhọc khi làm việc cùng nhau.

D. Con người sống chung.

Câu 5: Qua đoạn đầu, có thể nói người mặt đất đoàn kết được không?

A. Không vì chưa có đủ dữ kiện.

B. Không vì họ sống tách bạch rất rõ ràng.

C. Có vì họ đã sống và làm việc chung với nhau.

D. Có vì đó là nguyên tắc của cộng đồng người thời xa xưa.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nội dung mà bài đọc muốn nhấn mạnh cũng như muốn truyền tải là gì?

A. Mọi người cần sống chung, đi làm, ăn ở chung.

B. Mọi người cần trò truyện với động vật để hiểu thêm về thiên nhiên.

C. Trời đất như hiện nay có được là do người từ xưa đã đi san để làm nên.

D. Mọi người cần phải đoàn kết, chung tay thì mới có thể làm nên được việc lớn.

Câu 2: Bài đọc có thể coi là một truyện thần thoại được không?

A. Không vì đây là thơ.

B. Không, vì các yếu tố tưởng tượng không đáng kể và thiếu sự xuất hiện của các vị thần.

C. Có vì bài thơ chứa đựng rất nhiều yếu tố căn bản để làm thành một câu chuyện thần thoại.

D. Có vì văn học của người dân tộc chỉ có các truyện từ xa xưa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay