Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3_văn bản 1_hương sơn phong cảnh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3_văn bản 1_hương sơn phong cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
VĂN BẢN 1: HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Hương Sơn phong cảnh” là ai?
A. Chu Mạnh Trinh
B. Xuân Diệu
C. Cù Huy Cận
D. Tố Hữu
Câu 2: Cách xác định bố cục nào cho bài thơ là hợp lí?
A. 3 câu đầu – câu 4 đến 10 – câu 11 đến câu 15 – câu 16 đến hết.
B. 4 câu đầu – câu 5 đến 16 – câu 17 đến hết.
C. 5 câu đầu – câu 6 đến 13 – câu 14 đến hết.
D. 8 câu đầu – câu 9 đến hết.
Câu 3: Nội dung của 4 câu thơ đầu là gì?
A. Những đánh giá chi tiết của tác giả về Hương Sơn.
B. Cho độc giả biết là mình đã đến Hương Sơn.
C. Vẻ đẹp thoát tục của Hương Sơn.
D. Cái nhìn bao quát của chủ thể chữ tình khi đặt chân đến Hương Sơn.
Câu 4: Nội dung của đoạn giữa từ câu 5 đến câu 16 là gì?
A. Miêu tả cụ thể phong cách Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”.
B. Miêu tả không gian mang đặc trưng chùa chiền của Hương Sơn.
C. Sự giác ngộ của chủ thể chữ tình khi đi trong một không gian tuyệt đẹp của Hương Sơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Nội dung từ câu 17 đến hết của bài thơ là gì?
A. Mong muốn trở thành đệ tử Phật môn để được giác ngộ.
B. Sự hiểu biết thêm của nhân vật trữ tình về đạo Phật.
C. Tư tưởng từ bi, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.
D. Nói về định mệnh của tác giả.
Câu 6: Từ “kinh” trong câu thơ thứ 6 vần với từ nào trong câu thứ 7?
A. Kình
B. Vẳng
C. Tai
D. Tiếng
Câu 7: Thể thơ của bài thơ này là gì?
A. Thơ tự do
B. Thơ lục bát
C. Thơ 5, 6 chữ
D. Thể hát nói.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?
A. Chủ thể ẩn: không xuất hiện trực tiếp, người đọc chỉ cảm nhận được có một ai đó đang quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn.
B. Chủ thể nhập vai: qua cụm “khách tang hải”.
C. Chủ thể ngầm: chính là tác giả.
D. Cả A và B. Hai chủ thể này xuất hiện xen kẽ trong bài thơ, có lúc độc lập, có lúc hoà vào nhau.
Câu 2: Cảm xúc của chủ thể trữ tình ở khổ đầu từ câu 1 đến câu 4 là gì?
A. Cảm xúc khi đến một ngôi chùa đã chảy trong máu của chủ thể trữ tình nhưng lần lên Hương Sơn này hoàn toàn khác.
B. Thành kính, ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp như nơi cõi Phật của toàn cảnh Hương Sơn.
C. Yêu thích Hương Sơn nhưng vẫn cảm thấy có gì đó bí hiểm ở nơi đây cần được khám phá.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cảm xúc của chủ thể trữ tình ở khổ giữa từ câu 5 đến câu 16 là gì?
A. Chủ thể trữ tình chuyển sang quan sát cụ thể từng chi tiết, cảnh quan phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hoà quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người.
B. Chủ thể trữ tình ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thánh thiện, duyên dáng, bất chấp sự tác động của bên ngoài, điều khiến chủ thể tưởng như mình đang trong cơn mộng.
C. Vẻ đẹp ở nơi đây khiến chủ thể trữ tình trở nên có thần giao cách cảm để yêu thích mọi thứ ở đây.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Cảm xúc của chủ thể trữ tình ở khổ xếp từ câu 17 đến hết là gì?
A. Chủ thể trữ tình phát biểu trực tiếp cảm xúc: “Càng trông phong cảnh càng yêu!”
B. Chủ thể trữ tình bày tỏ cảm xúc về sự vĩ đại của Phật giáo.
C. Chủ thể trữ tình cảm thấy buồn vì sắp phải đi về.
D. Cả A và B.
Câu 5: Cụm từ “Đệ nhất động” trong bài thơ có tác dụng biểu đạt là gì?
A. Cho người đọc thấy vị thế của động ở Hương Sơn.
B. Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bày tỏ tình cảm tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn.
C. Tạo cảm giác hùng vĩ, trang nghiêm cho không gian Hương Sơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Những cụm như “thú Hương Sơn ao ước…, giật mình trong giấc mộng, ai khéo hoạ hình…” có tác dụng biểu đạt như thế nào?
A. Thể hiện cảnh sắc ở Hương Sơn quá đẹp, khiến người ta mê mẩm.
B. Thể hiện cảm xúc yêu mến xuất hiện trong giấc mộng của chủ thể trữ tình.
C. Làm nổi bật cảm xúc của chủ thể trữ tình trước không gian hùng vĩ của Hương Sơn.
D. Trực tiếp thể hiện khao khát mãnh liệt, cảm xúc chân thực, lâng lâng hư thực, “cầu được ước thấy”.
Câu 7: Những từ láy tượng hình, tượng thanh như “thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh…” có tác dụng biểu đạt là gì?
A. Chỉ ra đặc điểm của các sự vật ở Hương Sơn.
B. Gợi tả mức độ sắc thái của các sự vật, âm thanh ở Hương Sơn.
C. Hỗ trỡ những cảm xúc của chủ thể trữ tình trong việc bày tỏ những đánh giá về Hương Sơn.
D. Gợi tả đúng những âm thanh, màu sắc, đường nét, vẻ đẹp diễm lệ, quyến rũ, mê hoặc của phong cảnh Hương Sơn.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Câu thơ nào sau đây không sử dụng biện pháp điệp (điệp từ, điệp ngữ)?
A. Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
B. Kìa non non, nước nước, mây mây
C. Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng.
D. Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh
Câu 2: Biện pháp tu từ điệp trong bài thơ có tác dụng biểu đạt gì?
A. Gây nên cảm xúc vui chồng lấn lên nhau cho chủ thể trữ tình.
B. Thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.
C. Thể hiện cái đặc sắc trong bố trí ở Hương Sơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt” và “Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” là gì?
A. Ẩn dụ, hoán dụ
B. Đảo, so sánh.
C. So sánh, ẩn dụ
D. So sánh, nhân hoá.
Câu 4: Các câu thơ có chứa biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ trong bài thơ có tác dụng biểu đạt là gì?
A. Cho thấy cái nhìn sâu sắc của tác giả.
B. Cho thấy cái ngang bằng về tính chất so với các vật thể được đưa ra để so sánh.
C. Nhấn mạnh cho cảnh đẹp của Hương Sơn.
D. Cho thấy cảnh tượng diễm lệ, huyền ảo.
Câu 5: Phép nhân hoá trong cụm “cá nghe kinh” có tác dụng biểu đạt là gì?
A. Làm sự vật trở nên có hồn, từ đó thể hiện sự sống động, hoà hợp.
B. Cho thấy sức mạnh phi phàm của đất Phật đã cảm hoá được cả những loài vật.
C. Thể hiện cách nhìn khác biệt về trần thế của tác giả.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau là gì?
“Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?
A. Phóng đại, nói quá.
B. So sánh.
C. Câu hỏi tu từ.
D. Hoán dụ
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Việc nhập vai vào chủ thể “khách tang hải” có tác dụng gì?
A. Không có tác dụng gì vì đó chính là bản thân thật của tác giả.
B. Giúp bài thơ được thể hiện theo một cách mới mẻ, độc đáo và có thể là mang tính khúc triết.
C. Giúp bộc lộ một cái nhìn tươi mới, cảm xúc ngạc nhiên, sửng sốt, thậm chí choáng ngợp trước vẻ kì thú của Hương Sơn.
D. Cả B và C.
Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Tận hưởng vẻ đẹp của nơi đất thánh và muốn gửi gắm lòng mình vào đó.
B. Một nỗi buồn da diết xuyên suốt bài thơ.
C. Ngợi ca thiên nhiên đất nước tươi đẹp, qua đó, gửi gắm tình yêu đối với giang sơn hữu tình được tạo hoá ban tặng.
D. Cảm nhận vẻ đẹp Hương Sơn qua mơ và qua đời thực, qua đó truyền tải đến người đọc tình yêu thiên nhiên và công đức của cửa từ bi.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1 - Hương sơn phong cảnh