Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3_văn bản 2_thơ duyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3_văn bản 2_thơ duyên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN

VĂN BẢN 2: THƠ DUYÊN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Thơ duyên”?

A. Hữu Thỉnh

B. Xuân Diệu

C. Tố Hữu

D. Tế Hanh

Câu 2: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 1?

A. Chiều thu mộng mị, say đắm lòng người.

B. Chiều thu mênh mông, toả đi khắp nơi.

C. Chiều thu vắng lặng, hiu quạnh.

D. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu.

Câu 3: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 2 và 3?

A. Sự rung động của đôi trai gái khi nghe tiếng gọi của thiên nhiên.

B. Mối tình giữa anh và em nảy nở trong một chiều thu đẹp đẽ.

C. Cành hoang ánh màu nắng vàng mát mẻ của mùa thu.

D. Con đường thu nhỏ nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa.

Câu 4: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 4?

A. Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…, đều tìm về nơi chốn của mình.

B. Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn.

C. Trời đêm buông xuống thật huyền ảo và rộng lớn làm sao.

D. Cả A và B.

Câu 5: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 5?

A. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hoà sắc thu, tình thu. Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.

B. Mùa thu rộn ràng với rất nhiều con người ra ngoài thưởng thức không khí mùa thu.

C. Băng nhân gạ tỏ niềm cho nhiều đôi giai nhân.

D. Chiều hôm thật ngẩn ngơ như cái cách anh yêu em.

Câu 6: Chủ thể chữ tình trong bài thơ xuất hiện ở dạng gì?

A. Hai dạng: chủ thể ẩn và chủ thể có danh xưng rõ ràng.

B. Hai dạng: chủ thể “anh” và chủ thể “em”.

C. Chỉ có chủ thể ẩn.

D. Chỉ có chủ thể có danh xưng rõ ràng.

Câu 7: Thể thơ của bài thơ này là gì?

A. Thơ 5 chữ.

B. Thơ song thất lục bát.

C. Thơ 7 chữ.

D. Thơ mới.

Câu 8: Những từ nào vần với từ “duyên” ở câu đầu?

A. chuyền, huyền

B. chuyền

C. chim, tiếng

D. hoà, nhánh

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Thơ Xuân Diệu có đặc điểm gì?

A. Dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với đời.

B. Mang màu sắc mạnh mẽ của tình yêu đôi lứa kết hợp với phong cảnh thiên nhiên.

C. Mang màu sắc ảm đạm của một thời kì chống Pháp gian khó.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là cách hiểu đúng về từ “duyên” trong nhan đề bài thơ?

A. Nói về những duyên tình đẹp đẽ trong bức tranh mùa thu: thiên nhiên vơi thiên thiên, con người với thiên nhiên, con người với con người.

B. Mối lương duyên nam nữ hoà quyện với thiên nhiên.

C. Tình duyên của một đôi trai tài, gái sắc.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sự tương đồng giữa bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 và khổ 4 là gì?

A. Đều là những bức tranh thiên nhiên huyền ảo khiến đôi trai gái mê hoặc trong ảo ảnh.

B. Đều có nắng vàng rực rỡ, chim hót líu lo, tất cả gợi lên một không gian thanh bình.

C. Đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khát khao lứa đôi.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Sự khác biệt trong bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 và khổ 4 là gì?

A. Thiên nhiên trong khổ 1 mang màu sắc duyên tình thể hiện qua hình ảnh cặp chim vui đùa ríu rít còn khổ 4 chỉ còn cảnh thiên nhiên đang sập tối.

B. Khổ 1 thì bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với những hình ảnh nổi bật về cặp chim, bầu trời và khúc giao hoà vào thu tựa như tiếng đàn trong khi khổ 4 là cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới, mọi thú đang vội vã.

C. Khổ 1 có khúc giao hoà du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan toả dịu dàng, sâu lắng trong không gian. Khổ 4 không có âm thanh mà chỉ có các hình ảnh đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim… đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Những từ nào có vần lưng với từ “chân” ở khổ 3?

A. Gần, vần

B. Dịu, tâm

C. Anh, em

D. Không có từ nào.

Câu 6: Đâu là cách hiểu đúng của câu thơ sau?

          Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu

          Anh với em như một cặp vần.

A. Tuy anh và em không chạm mặt nói chuyện với nhau nhưng chúng ta đã có sự liên kết, sự tương đồng.

B. Em vô tâm với anh giữa trời thu mát mẻ nhưng anh không cho là thế.

C. Ở giữa bài thơ, tình cảm của đôi ta như một cặp vần.

D. Sự vô tâm đã khiến đôi ta không còn là một cặp vần nữa mà chuyển sang đứng ở giữa bài thơ.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Câu nào nói đúng về duyên tình giữa “anh” và “em” trong khổ 1?

A. Không được đề cập đến.

B. Không gian, thời gian khơi gợi duyên tình.

C. Không gian mùa thu mở ra hướng đi cho hai người.

D. Cả A và B.

Câu 2: Câu nào nói đúng về duyên tình giữa “anh” và “em” trong khổ 2 và 3?

A. Em bước “điềm nhiên”, anh đi “lững đững” nhưng “… lòng ta” đã “nghe ý bạn”, “lần đầu rung động nỗi thương yêu”.

B. Nghe tiếng lòng mình, lòng nhau cùng rung động; sự gắn bó mặc nhiên, anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”.

C. Đôi ta quyến luyền bên nhau cho dù trời có sập xuống, mặt đất nổi trông gai thì anh cũng sẽ không xa em.

D. Cả A và B.

Câu 3: Câu nào nói đúng về duyên tình giữa “anh” và “em” trong khổ 4?

A. Tâm hồn rung động hoà nhịp với mây biếc/cò trắng/cánh chim/hoa sương/…

B. Xao động tâm hồn, gợi nhắc, thôi thúc kết đôi.

C. Cả A và B.

D. Tình duyên lứa đôi không được đề cập đến trong khổ này.

Câu 4: Câu nào nói đúng về duyên tình giữa “anh” và “em” trong khổ 5?

A. Băng nhân đã gạ tỏ niềm giúp chàng trai đến được với cô gái.

B. Anh và em ngơ ngẩn như buổi chiều hôm.

C. Sự xui khiến đầy ma lực: “kết duyên”. Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngơ ngẩn”, khiến: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em.”

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cảm xúc của “anh” / “em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”?

A. “Anh” và “em” đều là những tâm hồn giàu cảm xúc; xao xuyến, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên chiều thu.

B. Chiều thu hữu tình, mọi vật đều có lứa đôi khiến con người cũng mong muốn có đôi có lứa. Khi chiều buôn lạnh, những sinh linh cô độc cũng khao khát tìm nơi chốn của mình.

C. Cảm xúc của anh/em trước thiên nhiên chiều thu đều có vai trò dẫn dắt, kết nối duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Sự cảm nhận của chủ thể trữ tình trước một không gian trời thu tuyệt đẹp và song hành với đó là câu chuyện về tình yêu lứa đôi.

B. Niềm mộng mơ của chủ thể trữ tình trước cảnh trời đất vào thu. Trời đất xe duyên, vạn vật hữu duyên khiến duyên tình của “anh” và “em” tất yếu gắn bó, vô tình mà hữu ý.

C. Cái nhìn tinh tế của tác giả tạo nên một bức tranh sống động, có hồn như thật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài thơ này là gì?

A. Việc sử dụng từ láy một cách linh hoạt, chuẩn xác.

B. Việc tạo vần điệu có sự kết nối mạnh mẽ trong toàn bài thơ.

C. Cái nhìn tinh tế để thấy được vẻ đẹp của mùa thu.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 2 - Thơ duyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay