Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 3_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3_thực hành tiếng việt và đọc mở rộng san mặt đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT &
ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: NẮNG ĐÃ HANH RỒI
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Cho câu sau: “Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô giáo Nguyễn Thanh Vân”.
Câu trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi lặp từ
B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
D. Lỗi kết hợp danh từ chung và riêng.
Câu 2: Cho đoạn sau:
“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.
Đoặn văn trên mắc lỗi gì?
A. Lỗi lặp từ
B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
D. Không mắc lỗi gì cả.
Câu 3: Cho câu sau: “Anh ấy rất chân trọng những gì tạo hoá ban cho.”
Câu văn trên mắc lỗi gì?
A. Lỗi lặp từ.
B. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
C. Lỗi dùng sai từ.
D. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
Câu 4: Cho câu sau: “Nhờ luyện thành được “Thái cực quyền và Thái cực kiếm”, Trương Tam Phong đã trở thành người có võ công cái thế, thiên hạ vô song.”
Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
C. Câu văn không mắc lỗi.
D. Lỗi thừa từ ngữ.
Câu 5: Cho câu văn: “Thiên nhiên nước ta đẹp ghê gớm”.
Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi lặp từ.
B. Không mắc lỗi.
C. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
D. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Câu 6: Cho câu văn: “Khoa học có liên quan thực tế cuộc sống.”
Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản
B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
C. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
D. Lỗi dùng từ thiếu tinh tế.
Câu 7: Trong một văn bản tuyên truyền của xã, có câu: “Đàn bà học hành chăm chỉ đi nhé!”.
Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi lặp từ.
B. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
C. Lỗi dùng từ sai phong cách.
D. Không có lỗi.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cách sửa nào là đúng cho câu văn ở câu 1 phần Nhận biết?
A. Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy dất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô giáo Nguyễn Thanh Vân
B. Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng thần phục cô giáo Nguyễn Thanh Vân
C. Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô.
D. Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô giáo NTV.
Câu 2: Đâu là cách sửa đúng cho đoạn văn ở câu 2 phần Nhận biết?
A. Thay “trường học của chúng ta” ở câu thứ hai thành “nó”.
B. Đoạn văn không mắc lỗi nên không thể cần sửa.
C. Sửa “trường” thành “chường”.
D. Sửa “trường học” thành “nơi đào tạo”.
Câu 3: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 3 phần Nhận biết?
A. Anh ấy rất trân trọng những gì tạo hoá ban cho.
B. Anh ấy rất trọng trọng những gì tạo hoá ban cho.
C. Anh ấy thực sự chân trọng những gì tạo hoá ban cho.
D. Anh ấy rất chân trọng theo những gì tạo hoá ban cho.
Câu 4: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 4 phần Nhận biết?
A. Không cần sửa.
B. Sửa “cái thể” thành “cải tiến”.
C. Bỏ “thiên hạ vô song”.
D. Sửa “cái thế” thành “tái thế”.
Câu 5: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 5 phần Nhận biết?
A. Sửa “ghê gớm” thành “tuyệt vời”.
B. Không cần sửa.
C. Sửa “thiên nhiên” thành “tự nhiên”.
D. Thêm vào đầu câu “Có thể thấy”.
Câu 6: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 6 phần Nhận biết?
A. Khoa học có liên quan tới thực tế cuộc sống.
B. Khoa học có màng đến thực tế cuộc sống.
C. Khoa học có mối liên hệ tới thực tế cuộc sống.
D. Khoa học có liên quan thực tế cột sống.
Câu 7: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 7 phần Nhận biết?
A. Bỏ “nhé” ở cuối câu.
B. Sửa “học hành” thành “học tập”.
C. Không cần sửa.
D. Phụ nữ cần học hành chăm chỉ.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Cho câu sau: “Chủ thể trữ tình say mê, chìm đắm trước vẻ đẹp tinh khiết, trong suốt của thiên nhiên.”
Câu văn trên mắc những lỗi dùng từ gì?
A. Lỗi lặp từ và lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
C. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
D. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản và lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Câu 2: Đâu là cách sửa đúng cho câu văn ở câu 1 phần Vận dụng?
A. Chủ thể trữ tình say mê, chìm đắm trong vẻ đẹp tinh khiết, trong suốt ở ngoài thiên nhiên.
B. Chủ thể trữ tình rấ thích vẻ đẹp tinh khiết, trong suốt của thiên nhiên.
C. Chủ thể trữ tình say mê, chìm đắm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên.
D. Chủ thể trữ tình say mê, chìm đắm trước vẻ đẹp tinh khiết, trong suốt của thiên nhiên hoà quyện cùng với màu sắc tinh tế.
Câu 3: Cho các từ và các nghĩa sau:
1. Tinh ranh
2. Tinh tú
3. Tinh binh
4. Tinh chỉnh
a. (Từ cũ) quân tinh nhuệ
b. sao trên trời (nói khái quát)
c. tinh khôn và ranh mãnh
d. chỉnh lại, sửa lại cho phù hợp, chính xác hơn
Hãy ghép các từ và các nghĩa cho đúng.
A. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d
B. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b
C. 1-d, 2-a, 3-b, 4-c
D. 1-b, 2-d, 3-a, 4-c
Câu 4: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Tình trạng của anh và em trong bài thơ là gì?
A. Hai người ở gần nhau nhưng lại như là xa cách.
B. Hai người ghét nhau và muốn chia xa.
C. Hai người xa cách, anh ở nhà nhớ em.
D. Khung cảnh quê hương, thiên nhiên đã khiến đôi ta xa cách.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Câu nào nói đúng về khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ?
A. Một không gian tươi đẹp với nắng vàng hanh, những mái tranh, cây trĩu cành, nắng chiều ngả bóng thông in đất.
B. Một không gian của cuối mùa hè: nắng đã nhạt dần, cây cối không còn xanh tốt, con người không còn thấy nóng nữa.
C. Một không gian đượm buồn hoà cùng nỗi nhớ người yêu của chủ thể trữ tình.
D. Một ý khác.
Câu 2: Đọc bài “Nắng đã hanh rồi” (tr.72). Nội dung chính của bài thơ là gi?
A. Sự chuyển mình với nhiều thay đổi trong không gian thiên nhiên khi nắng đã hanh rồi.
B. Nỗi nhớ da diết với người yêu được tô đẩm bởi cảnh sắc thiên nhiên.
C. Tình yêu của “anh” đã bị thiên nhiên diệu kì làm cho mờ nhạt.
D. Sự cảm nhận về không gian thiên nhiên tươi đẹp từ đó lồng ghép với nỗi nhớ khắc khoải, chờ mong của “anh” dành cho “em”.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt - Lỗi dùng từ và cách sửa