Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1 

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Thành phần nào trong câu "Bé Hải rất thích chơi bóng đá" là chủ ngữ?

A. Bé Hải

B. Hải

C. Thích chơi bóng đá

D. Bóng đá 

Câu 2: Câu "Cả lớp đều chăm chỉ học bài trong tiết tự quản" có thành phần nào là trạng ngữ?

A. Cả lớp

B. Chăm chỉ học bài

C. Trong tiết tự quản

D. Học bài 

Câu 3: Trong câu " Trong bếp, Nga đang nấu cơm phụ mẹ", thành phần nào là trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Mẹ

B. Đang nấu cơm

C. Trong bếp

D. Nga

Câu 4: Thành phần nào trong câu "Chị ấy sẽ đến nhà tôi chơi vào tối nay" là chủ ngữ?

A. Chị ấy

B. Đến nhà tôi

C. Chơi

D. Chiều tối 

Câu 5: Câu "Bọn trẻ đang chơi trong sân" có thành phần nào là vị ngữ?

A. Bọn trẻ

B. Đang chơi

C. Trong sân

D. Chơi 

Câu 6: Người kể chuyện là ai?

A. Là nhân vật bất kì xuất hiện bên trong tác phẩm của nhà văn

B. Là nhân vật trữ tình được tác giả tưởng tượng ra

C. Là nhân vật chính, đảm nhận vai trò trung tâm của câu chuyện

D. Là người kể lại câu chuyện

Câu 7: Khi sử dụng ngôi thứ nhất, người kể chuyện sẽ kể lại như thế nào?

A. Người kể chuyện “giấu mình” không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện

B. Người kể chuyện hóa mình thành một nhân vật bất kì trong câu chuyện, kể lại tình tiết sự việc liên quan đến nhân vật chính

C. Người kể chuyện kể lại câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ có sự tham gia, góp mặt của mình trong các tình tiết của câu chuyện

D. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện, có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi”, kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gia

Câu 8: Trong “Bài học đường đời đầu tiên”, ban đầu Dế Mèn có thái độ như thế nào đối với Dế Choắt?

A. Coi thường, trịch thượng trước Dế Choắt

B. Sợ hãi và rụt rè trước Dế Choắt

C. Bối rối nhưng không tỏ ra lo sợ trước Dế Choắt

D. Vui mừng và thích thú khi gặp Dế Choắt

Câu 9: “Bài học đường đời đầu tiên” đã cho thấy tài năng gì của nhà văn Tô Hoài?

A. Khả năng kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn

B. Khả năng quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

D. Khả năng miêu tả loài vật rất sinh động cùng với cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ bình dị, gần gũi và giàu tính tạo

Câu 10: Đọc đoạn văn sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập?

“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”

A. Thanh niên

B. Ốm đau

C. Bè bè

D. Ngơ ngơ

Câu 11: Câu nào dưới đây có cụm danh từ làm chủ ngữ?

A. "Những cuốn sách trên bàn là của tôi."

B. "Bố đang làm việc."

C. "Chúng ta cần chuẩn bị trước."

D. "Anh ấy thích đi dạo buổi sáng."

Câu 12: Trong câu "Chạy nhanh sẽ giúp bạn khỏe mạnh", cụm động từ nào làm chủ ngữ?

A. Chạy nhanh

B. Sẽ giúp

C. Bạn

D. Khỏe mạnh

Câu 13: Khi viết thân bài trong bài văn kể lại trải nghiệm, em lưu ý gì?

A. Chỉ kể sự việc một cách ngắn gọn

B. Mô tả cảnh vật một cách chi tiết

C. Tập trung vào việc kết bài sớm

D. Tập trung vào kể lại tình huống, bộc lộ được cảm xúc, suy nghĩ trong quá trình trải nghiệm của bản thân

Câu 14: Khi viết về trải nghiệm của mình, em cần tránh điều gì?

A. Kể lại câu chuyện một cách chi tiết

B. Sử dụng các từ ngữ trang trọng, khó hiểu

C. Lập dàn ý rõ ràng trước khi viết

D. Bộc lộ được cảm xúc bản thân

Câu 15: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Cánh đồng lúa quê em như tấm thảm rộng đượm vàng"?

A. Hoán dụ

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Nhân hóa

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay