Phiếu trắc nghiệm Thiết kế và Công nghệ 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Thiết kế & CN) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Trong bản vẽ kỹ thuật, đường bao khuất, cạnh khuất được thể hiện bằng loại nét nào?
A. Nét liền đậm.
B. Nét gạch dài chấm mảnh.
C. Nét đứt mảnh.
D. Nét đôi song song.
Câu 2: Trong hình chiếu trục đo, hệ trục tọa độ nào được sử dụng để dựng vật thể?
A. Hệ tọa độ cực
B. Hệ tọa độ cầu
C. Hệ tọa độ xiên
D. Hệ tọa độ vuông góc Oxyz
Câu 3: Mặt cắt chập có đặc điểm như thế nào?
A. Được đặt bên ngoài hình chiếu và có kí hiệu đi kèm.
B. Được đặt ngay tại vị trí mặt phẳng cắt trên hình chiếu.
C. Luôn được đặt ở góc dưới cùng của bản vẽ.
D. Luôn được đặt ở góc trên cùng của bản vẽ.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về hình chiếu phối cảnh?
A. Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.
B. Tạo cảm giác xa gần giống như quan sát trong thực tế.
C. Các đường song song của vật thể vẫn song song trên hình chiếu.
D. Có thể có một hoặc hai điểm tụ.
Câu 5: Tỉ lệ 1:5 trong bản vẽ kĩ thuật có ý nghĩa gì?
A. Hình vẽ nhỏ hơn vật thể 5 lần
B. Hình vẽ lớn hơn vật thể 5 lần
C. Hình vẽ bằng với kích thước thực tế
D. Hình vẽ nhỏ hơn vật thể 10 lần
Câu 6: Trong bản vẽ kĩ thuật, trước con số kích thước đường kính của đường tròn ghi kí hiệu gì?
A. R
B. Ø
C. D
D. C
Câu 7: Tâm chiếu trong hình chiếu phối cảnh là gì?
A. Điểm xa nhất trên hình chiếu phối cảnh
B. Giao điểm của các đường thẳng trên mặt phẳng vật thể
C. Điểm hội tụ của các tia chiếu
D. Điểm giao giữa đường chân trời và mặt tranh
Câu 8: Khung tên trong bản vẽ kĩ thuật được đặt ở vị trí nào?
A. Góc trái phía trên bản vẽ.
B. Góc phải phía dưới bản vẽ.
C. Ở giữa bản vẽ.
D. Góc phải phía trên bản vẽ.
Câu 9: Phương pháp hình chiếu vuông góc có đặc điểm như thế nào?
A. Giúp hình chiếu có chiều sâu như thật.
B. Không thể hiện đầy đủ kích thước vật thể.
C. Giúp thể hiện chính xác hình dạng và kích thước của vật thể.
D. Chỉ phù hợp với vật thể có dạng khối đơn giản.
Câu 10: Trong bản vẽ kĩ thuật, nét gạch dài - chấm - đậm thường được sử dụng để biểu diễn gì?
A. Đường bao thấy của vật thể.
B. Đường trục đối xứng hoặc đường tâm.
C. Đường ghi kích thước.
D. Vị trí của mặt phẳng cắt.
Câu 11: Ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu nào?
A. Hình chiếu đứng
B. Hình chiếu bằng
C. Hình chiếu cạnh
D. Hình cắt
Câu 12: Theo TCVN 7284-0:2003, dãy khổ chữ danh nghĩa trên bản vẽ bao gồm:
A. 1,8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 mm
B. 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7 mm
C. 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14 mm
D. 1,5; 2,5; 3,5; 4,5; 5,5; 6,5 mm
Câu 13: Trong bản vẽ kĩ thuật, khi nào cần sử dụng hình cắt?
A. Khi vật thể có cấu tạo bên trong đơn giản.
B. Khi muốn thể hiện rõ cấu tạo bên trong của vật thể.
C. Khi vật thể không có phần bên trong.
D. Khi vật thể chỉ có mặt ngoài đơn giản.
Câu 14: Trong hình cắt cục bộ, đường giới hạn phần hình cắt được vẽ bằng nét gì?
A. Nét liền đậm.
B. Nét đứt.
C. Nét lượn sóng.
D. Nét chấm gạch.
Câu 15: Tỉ lệ 1:5 thuộc loại tỉ lệ nào trong bản vẽ kĩ thuật?
A. Tỉ lệ nguyên hình.
B. Tỉ lệ thu nhỏ.
C. Tỉ lệ phóng to.
D. Không thuộc tỉ lệ nào.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................