Phiếu trắc nghiệm Thiết kế và Công nghệ 10 kết nối Ôn tập Chương 2: Vẽ kĩ thuật (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Vẽ kĩ thuật (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1: Phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt trong góc tạo bởi:

  1. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu bằng vuông góc với nhau
  2. Mặt phẳng hình chiếu đứng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau
  3. Mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau
  4. Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

Câu 2: Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, có mấy mặt phẳng hình chiếu?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Vị trí mặt phẳng hình chiếu trong phương pháp chiếu góc thứ nhất là:

  1. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở trước vật thể
  2. Mặt phẳng hình chiếu bằng ở trên vật thể
  3. Mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên trái vật thể
  4. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 4: Vị trí mặt phẳng hình chiếu đứng như thế nào so với vật thể?(phương pháp chiếu góc thứ nhất)

  1. Trước vật thể
  2. Trên vật thể
  3. Sau vật thể
  4. Dưới vật thể

Câu 5: Theo phương pháp chiếu góc thứ nhất, để thu được hình chiếu đứng ta nhìn từ:

  1. Trước vào
  2. Trên xuống
  3. Trái sang
  4. Dưới lên

 

Câu 6: Khái niệm bản vẽ kĩ thuật:

  1. A. Là tài liệu kĩ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật,… của sản phẩm.
  2. Là ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.
  3. Là tài liệu cần thiết khi bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.
  4. Cả 3 ý trên.

Câu 7: Bản vẽ kĩ thuật được dùng ở nhiều lĩnh vực:

  1. Cơ khí.
  2. Xây dựng.
  3. Kiến trúc.
  4. Cả 3 ý trên.

Câu 8: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật được thể hiện trong:

  1. Sản xuất.
  2. Đời sống.
  3. Cả A và B.
  4. Đáp án khác.

Câu 9: Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin có vai trò:

  1. Thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế.
  2. B. Là tài liệu kĩ thuật để tiến hành chế tạo, thi công.
  3. Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
  4. Cả 3 ý trên.

Câu 10: Bản vẽ kĩ thuật phải được theo các quy tắc thống nhất quy định trong:

  1. Các tiêu chuẩn về bản vẽ của quốc gia hoặc quốc tế.
  2. Hợp đồng giữa người mua và bán.
  3. Cả A và B.
  4. Đáp án khác.

Câu 11: Kí hiệu của tiêu chuẩn quốc tế:

  1. TCVN.
  2. ISO.
  3. TCQT.
  4. Không có kí hiệu cụ thể.

Câu 12: Có bao nhiêu tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?

  1. 3.
  2. 4.
  3. C.
  4. 6.

Câu 13: Tiêu chuẩn đầu tiên của bản vẽ kĩ thuật:

  1. A. Khổ giấy.
  2. Tỉ lệ.
  3. Nét vẽ.
  4. Chữ viết.

Câu 14: Tiêu chuẩn cuối cùng của bản vẽ kĩ thuật:

  1. Khổ giấy.
  2. Tỉ lệ.
  3. Nét vẽ.
  4. Ghi kích thước.

Câu 15: Mỗi bản vẽ đều có:

  1. Khung vẽ.
  2. Khung tên.
  3. Cả A và B.
  4. Đáp án khác.

 

Câu 16: Khái niệm hình chiếu trục đo:

  1. Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
  2. Là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.
  3. Là hình được xây dựng bẳng phép chiếu song song.
  4. Đáp án khác.

Câu 17: Các trục tọa độ Oxyz gắn với vật thể theo các chiều nào?

  1. Chiều rộng.
  2. Chiều dài.
  3. Chiều cao.
  4. Cả 3 ý trên.

Câu 18: Hình chiếu của vật thể thu được trên mặt phẳng hình chiếu được gọi là:

  1. Hình chiếu trục đo.
  2. Hình chiếu của các trục tọa độ.
  3. Hình chiếu vuông góc.
  4. Đáp án khác.

Câu 19: Các trục đo biểu thị:

  1. Biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt.
  2. Hình chiếu vuông góc với mặt phẳng cắt.
  3. Hình chiếu của các trục tọa độ.
  4. Cả 3 ý trên.

Câu 20: Các trục O’x’, O’y’ và O’z’ gọi là:

  1. Trục đo.
  2. Hệ trục tọa độ.
  3. Góc trục đo.
  4. Đáp án khác.

Câu 21: Bản vẽ chi tiết không bao gồm thành phần nào?

  1. Hình biểu diễn
  2. Kích thước
  3. Lí do thực hiện
  4. Khung tên.

Câu 22: Độ nhám bề mặt là gì?

  1. Là một trị số nói lên mức rắn chắc của bề mặt chi tiết.
  2. Là một trị số nói lên độ nhấp nhô của bề mặt chi tiết.
  3. Là mức độ an toàn của chi tiết sau khi gia công.
  4. Là mức độ thích ứng với các bộ phận khác của một chi tiết sạu khi gia công.

Câu 23: Dung sai kích thước là gì?

  1. Là tổng kích thước của chi tiết trước và sau quá trình gia công.
  2. Là tổng các tính toán ban đầu về kích thước của một chi tiết sau khi gia công.
  3. Là hiệu giữa trung bình kích thước của chi tiết sau mỗi lần gia công.
  4. Là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất.

Câu 24: Bước đầu tiên khi lập bản vẽ chi tiết là gì?

  1. Chọn phương án biểu diễn
  2. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
  3. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên
  4. Vẽ các hình biểu diễn

Câu 25: Bản vẽ lắp trình bày những gì?

  1. Kĩ thuật mô phỏng các chi tiết sau khi được gia công lắp với nhau.
  2. Hình dạng và vị trí chính xác của toàn bộ các chi tiết được lắp với nhau.
  3. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay