Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức Bài 14: bản vẽ cơ khí
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức vời cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: bản vẽ cơ khí . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG II: VẼ KĨ THUẬT
BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Bản vẽ chi tiết không bao gồm thành phần nào?
A. Hình biểu diễn
B. Kích thước
C. Lí do thực hiện
D. Khung tên.
Câu 2: Độ nhám bề mặt là gì?
A. Là một trị số nói lên mức rắn chắc của bề mặt chi tiết.
B. Là một trị số nói lên độ nhấp nhô của bề mặt chi tiết.
C. Là mức độ an toàn của chi tiết sau khi gia công.
D. Là mức độ thích ứng với các bộ phận khác của một chi tiết sạu khi gia công.
Câu 3: Dung sai kích thước là gì?
A. Là tổng kích thước của chi tiết trước và sau quá trình gia công.
B. Là tổng các tính toán ban đầu về kích thước của một chi tiết sau khi gia công.
C. Là hiệu giữa trung bình kích thước của chi tiết sau mỗi lần gia công.
D. Là hiệu giữa kích thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn nhỏ nhất.
Câu 4: Bước đầu tiên khi lập bản vẽ chi tiết là gì?
A. Chọn phương án biểu diễn
B. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết
C. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên
D. Vẽ các hình biểu diễn
Câu 5: Bản vẽ lắp trình bày những gì?
A. Kĩ thuật mô phỏng các chi tiết sau khi được gia công lắp với nhau.
B. Hình dạng và vị trí chính xác của toàn bộ các chi tiết được lắp với nhau.
C. Hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Bản vẽ lắp được dùng làm gì?
A. Làm hình ảnh minh hoạ trực quan các chi tiết của máy móc.
B. Làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm.
C. Làm thành phần đưa vào thực hiện khi gia công sản phẩm.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Trong bản vẽ chi tiết, các hình biểu diễn thể hiện:
A. Hình dạng của chi tiết máy
B. Hình dạng của ren xoắn
C. Cơ chế vận hành của chi tiết máy
D. Trong bản vẽ chi tiết không có các hình biểu diễn.
Câu 2: Trong bản vẽ chi tiết, các kích thước thể hiện:
A. Tốc độ quay của các bộ phận chi tiết máy.
B. Quy mô hoạt động của các bộ phận chi tiết máy.
C. Độ lớn các bộ phận của chi tiết máy.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Độ nhám càng nhỏ thì bề mặt:
A. Càng nhấp nhô
B. Càng nhẵn.
C. Càng bền vững
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Kí hiệu 56±0.1 khi ghi dung sai kích thước có nghĩa là:
A. Kích thước ban đầu là 56.0; kích thước sau khi gia công nằm trong khoảng 55 đến 57.
B. Kích thước ban đầu là 56.0; kích thước sau khi gia công nằm trong khoảng 55.9 đến 56.1.
C. Kích thước giới hạn lớn nhất bằng 57; kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng 55 và dung sai bằng 2.
D. Kích thước giới hạn lớn nhất bằng 56.1; kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng 55.9 và dung sai bằng 0.2.
Câu 5: Phương án biểu diễn một chi tiết cần phải thể hiện:
A. Đầy đủ và rõ ràng hình dáng, cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.
B. Một phần nào đó cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.
C. Đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật sao cho người xem có thể hiểu được.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Đâu không phải một yêu cầu kĩ thuật thường thấy?
A. Làm tù cạnh
B. Mạ kẽm
C. Tôi cứng
D. Phá vỡ cấu trúc
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Bộ vòng đai sau gồm mấy bu lông?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 2: Xem hình ở câu 1 phần Vận dụng. Bề mặt lỗ trụ của vòng đai phải thoả mãn yêu cầu về:
A. Kích thước
B. Kích thước, độ nhám
C. Kích thước, độ nhám, độ cứng
D. Kích thước, độ nhám, độ cứng, tiêu chuẩn ISO
Câu 3: Xem hình ở câu 1 phần Vận dụng. Cần tối thiểu mấy hình chiếu để có thể biểu diễn vòng đai này?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Năm
Câu 4: Xem hình ở câu 1 phần Vận dụng. Đây là bước nào khi vẽ các hình biểu diễn?
A. Bố trí các hình biểu diễn bằng cách vẽ bằng nét mảnh các đường bao hình biểu diễn.
B. Lần lượt vẽ hình dạng bên ngoài, bộ phận bên trong, vẽ hình cắt, mặt cắt,…
C. Tẩy các đường trung gian và hoàn thiện các hình biểu diễn theo tiêu chuẩn.
D. Mô phỏng cấu trúc bề mặt của chi tiết.
Câu 5: Xem hình ở câu 1 phần Vận dụng. Khi lập bản vẽ chi tiết thì hai bên của chi tiết cần ghi gì?
A. Ba kích thước: dài, rộng và cao.
B. Hai kích thước: dài và rộng.
C. Dung sai kích thước và độ nhám.
D. Cả A và C.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Bảng kê trong bản vẽ lắp bao gồm những thông tin nào?
A. Tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo
B. Tên các chi tiết, quy trình thực hiện, thời gian thực hiện
C. Số lượng chi tiết, các xử lí chi tiết.
D. Vật liệu chế tạo, quy cách chế tạo, phương thức thể hiện
Câu 2: Đọc được bản vẽ lắp là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ lắp đó, bao gồm:
A. Hiểu rõ được hình dáng, cấu tạo của từng chi tiết và chức năng của nó trong sản phẩm.
B. Hiểu rõ mối ghép của các chi tiết với nhau.
C. Nắm được nguyên lí làm việc, công dụng và trình tự tháo lắp của sản phẩm, các nội dung quản lí bản vẽ.
D. Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế kết nối bài 14: Bản vẽ cơ khí