Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức vời cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Hình chiếu vuông góc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 9: Hình chiếu vuông góc

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Khái niệm phương pháp hình chiếu vuông góc:

A. Là tài liệu kĩ thuật được trình bày dưới dạng hình vẽ, diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật,… của sản phẩm.

B. Là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ).

C. Là tài liệu cần thiết khi bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 2: Hình chiếu vuông góc thể hiện:

A. Đầy đủ hình dạng của vật thể.

B. Trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hình chiếu.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Có bao nhiêu phương pháp chiếu?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 4: Phương pháp chiếu bao gồm:

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Việt Nam thường sử dụng phương pháp góc chiếu nào?

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 6: Quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:

A. Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.

B. Đường bao khuất, cạnh khuất vẽ bằng nét đứt mảnh.

C. Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, vẽ đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 7: Vẽ hình chiếu vuông góc gồm mấy bước?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 8: Bước 1 của vẽ hình chiếu là:

A. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.

B. Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.

C. Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.

D. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.

Câu 9: Bước 2 của vẽ hình chiếu là:

A. Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.

B. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.

C. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.

D. Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.

Câu 10: Bước 3 của vẽ hình chiếu là:

A. Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.

B. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.

C. Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.

D. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.

Câu 11: Bước 4 của vẽ hình chiếu là:

A. Vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể bằng nét liền mảnh.

B. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.

C. Vẽ các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh.

D. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn. Ghi kích thước của bản vẽ.

Câu 12: Các kích thước của vật thể được ghi trên hình biểu diễn cần đảm bảo:

A. Dễ nhìn nhất.

B. Không gây nhầm lẫn.

C. Tránh ghi tập trung trên một hoặc hai hình biểu diễn.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 13: Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất, ta phải xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới một góc bao nhiêu độ?

Câu 14: Một số nước châu Mỹ và Nhật Bản sử dụng phương pháp chiếu:

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Cả A và B.

D. Không quy định cụ thể.

Câu 15: Phương pháp góc chiếu nào được sử dụng phổ biến hơn?

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Linh động giữa 2 phương pháp.

D. Không có phương pháp nào.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết (câu 1 - 3):

Câu 1: Hình chiếu A được gọi là gì?

A. Hình chiếu đứng.

B. Hình chiếu bằng.

C. Hình chiếu cạnh.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Hình chiếu B được gọi là gì?

A. Hình chiếu cạnh.

B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu bằng

D. Đáp án khác.

Câu 3: Hình chiếu C được gọi là gì?

A. Hình chiếu đứng.

B. Hình chiếu cạnh.

C. Hình chiếu bằng.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Hình chiếu từ trước gọi là hình chiếu gì?

A. Hình chiếu đứng.

B. Hình chiếu bằng.

C. Hình chiếu cạnh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: Hình chiếu từ trên được gọi là:

A. Hình chiếu đứng.

B. Hình chiếu cạnh.

C. Hình chiếu bằng.

D. Đáp án khác.

Câu 6: Hình chiếu từ trái được gọi là:

A. Hình chiếu cạnh.

B. Hình chiếu đứng.

C. Hình chiếu bằng.

D. Đáp án khác.

Câu 7: Hình vẽ dưới đây cho biết điều gì?

A. Chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu.

B. Các mặt phẳng hình chiếu.

C. Các hình chiếu vuông góc.

D. Đáp án khác.

Câu 8: Hình vẽ dưới đây cho biết:

A. Chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu.

B. Các mặt phẳng hình chiếu.

C. Các hình chiếu vuông góc.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Quan sát hình vẽ, cho biết: Đây là phương pháp chiếu nào?

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác

Câu 10: Xác định phương pháp chiếu qua hình dưới đây.

A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất.

B. Phương pháp góc chiếu thứ ba.

C. Cả A và B.

D. Không xác định được.

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp ………………… các hình chiếu vuông góc trên cùng một …………………. Các HCVG là hình biểu diễn ………………, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường sử dụng nhiều hình chiếu.

A. biểu diễn / mặt phẳng / hai chiều.

B. mặt phẳng / hai chiều / biểu diễn.

C. biểu diễn / hai chiều / mặt phẳng.

D. mặt phẳng / biểu diễn / hai chiều.

Câu 12: Hình vẽ dưới đây biểu thị:

A. Giá đỡ.

B. Phân tích vật thể thành các hình đơn giản và chọn các hướng chiếu.

C. Bố trí các hình chiếu.

D. Tô nét, ghi kích thước.

Câu 13: Hình vẽ dưới đây biểu thị:

A. Tô nét, ghi kích thước.

B. Vẽ khối chữ L.

C. Vẽ rãnh hình hộp.

D. Hoàn thiện các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn.

Câu 14: Hình chiếu của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể được vẽ bằng:

A. Nét đứt mảnh.

B. Nét liền mảnh.

C. Nét lượn sóng.

D. Nét gạch dài chấm mảnh.

Câu 15: Phân tích giá đỡ thành bao nhiêu hình đơn giản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Quan sát hình vẽ và cho biết (câu 1 – 4):

Câu 1: Từ hình 9.2 đến hình 9. 5 mô tả nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất. Hãy quan sát các hình đó và sắp xếp lại các đoạn văn bản sau theo đúng thứ tự:

a) Đặt vật thể vào trong một góc tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng (P1), mặt phẳng hình chiếu bằng (P2) và mặt phẳng hình chiếu cạnh (P3) vuông góc với nhau từng đôi một.

b) Quay mặt phẳng hình chiếu bằng quanh trục Ox một góc  và quay mặt phẳng hình chiếu cạnh quanh trục Oz một góc  để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.

c) Chiếu vật thể theo hướng chiếu từ trước lên mặt phẳng P1, theo hướng chiếu từ trên lên mặt phẳng P2 và theo hướng chiếu từ trái lên mặt phẳng P3 sẽ được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C.

A. a – c – b.

B. a – b – c.

C. b – a – c.

D. b – c – a.

Câu 2: Trên hình 9.3 vẽ người quan sát đang đứng ở vị trí ứng với hướng chiếu từ trước, hãy nêu mối quan hệ về vị trí giữa người quan sát, mặt phẳng hình chiếu P1 và vật thể.

A. Vật thể ở giữa quan sát với mặt phẳng hình chiếu P1.

B. Vật thể ở giữa quan sát với mặt phẳng hình chiếu P2.

C. Vật thể ở giữa quan sát với mặt phẳng hình chiếu P1.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Quan sát hình 9.5 và nêu mối quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu A, B, C trong phương pháp chiếu góc thứ nhất.

A. Hình chiếu A ở góc trên bên trái; hình chiếu C ở phía bên phải hình chiếu A; hình chiếu B ở phía dưới hình chiếu A.

B. Hình chiếu A ở góc trên bên phải; hình chiếu C ở phía bên phải hình chiếu A; hình chiếu B ở phía dưới hình chiếu A.

C. Hình chiếu A ở góc trên bên trái; hình chiếu C ở phía bên trái hình chiếu A; hình chiếu B ở phía trên hình chiếu A.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Quan sát hình 9.6 và phát biểu cách xác định các kích thước m và n của hình chiếu cạnh.

A. m – chiều cao; n – chiều rộng.

B. m – chiều rộng; n – chiều cao.

C. m – chiều dài; n – chiều rộng.

D. m – chiều rộng; n – chiều dài.

Câu 5: Hình 9.7 và hình 9.8 mô tả phương pháp chiếu góc thứ ba. Quan sát các hình trên và cho biết: Vị trí của vật thể so với các mặt phẳng hình chiếu.

A. Vật thể nằm ở phía sau mặt phẳng P1, vật thể nằm phía dưới mặt phẳng P2.

B. Vật thể nằm phía dưới mặt phẳng P2, vật thể nằm phía bên phải mặt phẳng P3.

C. Vật thể nằm ở phía sau mặt phẳng P1, vật thể nằm phía dưới mặt phẳng P2, vật thể nằm phía bên phải mặt phẳng P3.

D. Vật thể nằm ở phía sau mặt phẳng P2, vật thể nằm phía dưới mặt phẳng P3, vật thể nằm phía bên phải mặt phẳng P1.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay