Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức vời cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Hình chiếu phối cảnh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh
Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối bài 12: Hình chiếu phối cảnh

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khái niệm hình chiếu phối cảnh:

A. Là hình biểu diễn hai chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.

B. Là hình biểu diễn đồng thời cả ba chiều của vật thể và được xây dựng bằng phép chiếu song song.

C. Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm với tâm chiếu là điểm nhìn, mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng được gọi là mặt tranh.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Đặc điểm cơ bản của hình chiếu phối cảnh:

A. Tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách xa gần giống như khi quan sát trong thực tế.

B. Tạo cho người xem cảm giác về khoảng cách giữa các vật thể được thu nhỏ.

C. Tạo cho người xem cảm giác các vật thể được phóng to so với thực tế.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Hình chiếu phối cảnh thường được dùng để biểu diễn:

A. Nhà cửa.

B. Đê đập.

C. Cầu đường.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 4: Các trục đo biểu thị:

A. Biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt.

B. Hình chiếu vuông góc với mặt phẳng cắt.

C. Hình chiếu của các trục tọa độ.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 5: Hình chiếu phối cảnh có mấy loại?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6: Đâu là loại hình chiếu phối cảnh?

A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.

B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.

C. Hình chiếu phối cảnh ba điểm tụ.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 7: Hai loại hình chiếu phối cảnh thường được sử dụng là:

A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.

B. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ, hình chiếu phối cảnh ba điểm tụ.

C. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ, hình chiếu phối cảnh ba điểm tụ.

D. Đáp án khác.

Câu 8: Khái niệm hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

B. Nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.

C. Nhận được khi mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.

D. Đáp án khác.

Câu 9: Các bước vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. 3 bước.

B. 4 bước.

C. 5 bước.

D. 6 bước.

Câu 10: Khái niệm hình chiếu phối cảnh hai điểm tủ:

A. Hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

B. Nhận được khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.

C. Nhận được khi mặt tranh không song song với một mặt nào của vật thể.

D. Đáp án khác.

2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Quan sát hình vẽ và cho biết: Đây là hình chiếu nào?

A. Hình chiếu trục đo vuông góc đều.

B. Hình chiếu trục đo xiên góc cân.

C. Hình chiếu phối cảnh.

D. Đáp án khác.

Câu 2: Em quan sát hình vẽ và cho biết: Đây là loại hình chiếu phối cảnh nào?

A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.

B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.

C. Hình chiếu phối cảnh ba điểm tụ.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Điểm F’ trong hình ở câu 2 được gọi là gì?

A. Điểm tụ.

B. Điểm nhìn.

C. Mặt tranh.

D. Đáp án khác.

Câu 4: Em quan sát hình vẽ và cho biết: Đây là loại hình chiếu phối cảnh nào?

A. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ.

B. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ.

C. Hình chiếu phối cảnh ba điểm tụ.

D. Đáp án khác.

Câu 5: Bước 1 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Chọn điểm tụ.

C.Vẽ đường chân trời.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 6: Bước 2 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Chọn điểm tụ.

C.Vẽ đường chân trời.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 7: Bước 3 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.

C.Vẽ đường chân trời.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 8: Bước 4 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.

C. Hoàn thiện hình.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 9: Bước 5 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.

C. Hoàn thiện hình.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 10: Bước 6 của vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ:

A. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

B. Vẽ hình chiếu phối cảnh của các đường thẳng vuông góc với mặt tranh.

C. Hoàn thiện hình.

D. Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

Câu 11: Có bao nhiêu bước vẽ hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ:

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 12: Quan sát hình và cho biết: Trong vẽ phác hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ, đây là bước mấy?

A. Bước 1.

B. Bước 2.

C. Bước 3.

D. Bước 4.

Câu 13: Quan sát hình và cho biết: Trong vẽ phác hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ, đây là bước mấy?

A. Bước 2.

B. Bước 4.

C. Bước 1.

D. Bước 5.

Câu 14: Bước 3 của vẽ hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ là:

A. Vẽ đường chân trời và điểm tụ.

B. Đưa chiều dài, chiều rộng vào hình chiếu phối cảnh.

C. Đưa chiều cao vào hình chiếu phối cảnh.

D. Vẽ các cạnh của vật thể.

Câu 15: Quan sát hình vẽ và mô tả: Đưa độ rộng vào hình chiếu phối cảnh.

A. Lấy một điểm I’ trên A’F’ để xác định chiều rộng của vật thể A’I’ = 30.

B. Từ điểm I’, vẽ các đường thẳng lần lượt song song với các cạnh của hình chiếu đứng của vật thể.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Quan sát Hình 12.4 và chỉ ra mối quan hệ về vị trí giữa các mặt phẳng.

A. Các mặt phẳng song song với nhau từng đôi một.

B. Các mặt phẳng nằm vuông góc với nhau từng đôi một.

C. Các mặt phẳng tạo từng đôi một tạo với nhau một góc .

D. Đáp án khác.

Câu 2: Hãy chỉ ra sự khác biệt trong hình chiếu phối cảnh của cùng một ngôi nhà (Hình 12.7) khi được biểu diễn bằng phối cảnh một điểm tụ và phối cảnh hai điểm tụ.

A. Ngôi nhà được biểu diễn phối cảnh 1 điểm tụ: càng xa càng nhỏ dần về một phía; mặt tranh song song với một mặt của ngôi nhà (người quan sát nhìn vào 1 mặt của ngôi nhà).

B. Ngôi nhà được biểu diễn phối cảnh 2 điểm tụ: càng xa càng nhỏ dần về hai phía; mặt tranh không song song với vật nào của vật thể (người quan sát nhìn vào 1 cạnh của ngôi nhà)

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Quan sát Hình 12.8 và cho biết (câu 3 – 5):

Câu 3: Em hãy quan sát Hình 12.8a và cho biết: Vị trí đặt điểm tụ F’ ở bên phải đường chân trời ảnh hưởng như thế nào tới việc quan sát vật thể?

A. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên phải.

B. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên trái.

C. Cả A và B.

D. Không thay đổi.

Câu 4: Em hãy quan sát Hình 12.8a và cho biết: Vị trí đặt điểm tụ F’ ở bên trái đường chân trời ảnh hưởng như thế nào tới việc quan sát vật thể?

A. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên phải.

B. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên trái.

C. Chỉ quan sát được 1 mặt của vật thể.

D. Không thay đổi.

Câu 5: Em hãy quan sát Hình 12.8a và cho biết: Vị trí đặt điểm tụ F’ ở chính giữa đường chân trời ảnh hưởng như thế nào tới việc quan sát vật thể?

A. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên phải.

B. Quan sát được 2 chiều của vật thể, quan sát rõ mặt bên trái.

C. Chỉ quan sát được 1 mặt của vật thể.

D. Không thay đổi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay