Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức Bài 13: biểu diễn quy ước ren
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghê 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức vời cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: biểu diễn quy ước ren. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG II: VẼ KĨ THUẬT
BÀI 13: BIỂU DIỄN QUY ƯỚC REN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Các chi tiết có ren được sử dụng rộng rãi trong:
A. Các loài động vật có sức mạnh lớn như hổ, gấu,…
B. Các loài thực vật có thân gỗ cứng
C. Các máy móc, thiết bị và trong đời sống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải một chi tiết có ren?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Ren ngoài còn gọi là:
A. Ren trục
B. Ren lỗ
C. Ren trần
D. Ren lộ thiên
Câu 4: Ren dùng để làm gì?
A. Ghép nối các chi tiết máy với nhau.
B. Dùng để truyền chuyển động.
C. Tạo nên phương thức kết nối bán dẫn
D. Cả A và B.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về quy định biểu diễn đối với ren nhìn thấy?
A. Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
B. Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
C. Đường chân ren được vẽ bằng nét liền đậm.
D. Vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
Câu 6: Ren hệ mét được kí hiệu là gì?
A. Metre
B. M
C. Sq
D. Tr
Câu 7: Ren xoắn phải thì ghi kí hiệu là gì?
A. LH
B. RH
C. XP
D. Không ghi hướng xoắn
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Ren trong là ren:
A. Được hình thành ở mặt ngoài.
B. Được hình thành ở mặt trong của chi tiết.
C. Ren tạo nên phương thức kết nối bán dẫn.
D. Cả B và C.
Câu 2: TCVN 5907:1995 trình bày về gì?
A. Các quy định đặc thù về sản xuất chi tiết có ren ở Việt Nam.
B. Các quy định đặc thù về sản xuất chi tiết có ren trên thế giới.
C. Các quy định chung về biểu diễn ren và các chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
D. Các quy định chung về kiểu dáng và các thức đưa sản phẩm ren vào thị trường.
Câu 3: Vòng chân ren của ren nhìn thấy được vẽ như thế nào?
A. Vẽ hở bằng nét liền mảnh.
B. Vẽ hở bằng nét liền đậm.
C. Vẽ kín bằng nét chấm gạch.
D. Vẽ kín bằng nét đứt mảnh.
Câu 4: Trường hợp ren bị che khuất thì:
A. Các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren đều được vẽ bằng nét liền mảnh.
B. Các đường đỉnh ren, chân ren và giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt mảnh.
C. Đường đỉnh ren và chân ren được vẽ liền mảnh còn giới hạn ren thì vẽ bằng nét đứt mảnh.
D. Đường đỉnh ren và chân ren được vẽ bằng nét đứt mảnh còn giới hạn ren thì vẽ bằng nét liền mảnh.
Câu 5: Đâu là hình dạng ren vuông?
A.
B.
C.
D. Không có loại ren vuông
Câu 6: Trong kí hiệu ren thì ghi những gì?
A. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước đường kính của ren, bước của ren, hướng xoắn đối với ren trái.
B. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước đường kính của ren, bước của ren, hướng xoắn đối với ren phải.
C. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước bán kính ren, số vòng xoắn đối với ren trên.
D. Kí hiệu hình dạng ren, kích thước bán kính ren, số vòng xoắn đối với ren dưới.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Số 1 trong hình là gì?
A. Đỉnh ren
B. Chân ren
C. Giới hạn ren
D. Vòng chân ren
Câu 2: Hình nào biểu diễn đúng cho ren trục?
A. a, b, e
B. c, d, g
C. a, c
D. b, d
Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về việc ghi kí hiệu: M10 x 1?
A. M: kí hiệu ren hệ mét
B. 10: đường kính d của ren, đơn vị milimet
C. 10: bán kính r của ren, đơn vị milimet
D. 1: bước ren p (mm)
Câu 4: Ren trục và ren lỗ lắp được với nhau khi nào?
A. Yếu tố ma sát được loại bỏ khỏi hai bộ phận của hai loại ren này.
B. Dạng ren và đường kính ren như nhau còn bước ren và hướng xoắn ren tách biệt lẫn nhau.
C. Các yếu tố: dạng ren, đường kính ren, bước ren, hướng xoắn phải như nhau.
D. Cả A và C.
Câu 5: Tại vị trí ren trục và ren lỗ ăn khớp với nhau thì ta biểu diễn mối ghép ren như thế nào?
A. Vẽ tất cả các phần của hai loại ren này.
B. Chỉ vẽ phần ren trục, không vẽ phần ren lỗ.
C. Chỉ vẽ phần ren lỗ, không vẽ phần ren trục.
D. Chỉ vẽ phần chân đỉnh ren, không vẽ các phần còn lại.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Xem hình dưới đây và cho biết khi quay tay quay ở phía trên, tấm gỗ ở phía dưới sẽ chuyển động như thế nào?
A. Tấm gỗ sẽ chuyển động lên/xuống.
B. Tấm gỗ sẽ chuyển động sang trái/phải.
C. Tấm gỗ sẽ đứng yên.
D. Cả A và B.
Câu 2: Vai trò của ren trong dụng cụ sau là gì?
A. Ghép nối các chi tiết máy với nhau.
B. Dùng để truyền chuyển động.
C. Tạo nên phương thức kết nối bán dẫn
D. Cả A và B.
=> Giáo án công nghệ 10 – Thiết kế kết nối bài 13: Biểu diễn quy ước ren