Phiếu trắc nghiệm Thiết kế và Công nghệ 10 kết nối Ôn tập Chương 3: Thiết kế kĩ thuật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Thiết kế và Công nghệ kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Thiết kế kĩ thuật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1: Có bao nhiêu nguyên tắc tối ưu trong thiết kế kỹ thuật?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Nguyên tắc tối ưu đầu tiên trong thiết kế kỹ thuật là gì?

  1. Nguyên tắc lặp đi lặp lại
  2. Nguyên tắc đơn giản hóa
  3. Nguyên tắc giải pháp tối ưu
  4. Nguyên tắc tối thiểu tài chính

Câu 3: Nguyên tắc tối ưu thứ hai trong thiết kế kỹ thuật là gì?

  1. Nguyên tắc lặp đi lặp lại
  2. Nguyên tắc đơn giản hóa
  3. Nguyên tắc giải pháp tối ưu
  4. Nguyên tắc tối thiểu tài chính

Câu 4: Nguyên tắc tối ưu thứ ba trong thiết kế kỹ thuật là gì?

  1. Nguyên tắc lặp đi lặp lại
  2. Nguyên tắc đơn giản hóa
  3. Nguyên tắc giải pháp tối ưu
  4. Nguyên tắc tối thiểu tài chính

Câu 5: Nguyên tắc tối ưu thứ tư trong thiết kế kỹ thuật là gì?

  1. Nguyên tắc lặp đi lặp lại
  2. Nguyên tắc đơn giản hóa
  3. Nguyên tắc giải pháp tối ưu
  4. Nguyên tắc tối thiểu tài chính

Câu 6: Đâu là sơ đồ tư duy?

Câu 7: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là gì?

  1. Một phương pháp trao đổi trực tiếp với một người có chuyên môn, từ đó đưa ra kết luận.
  2. Một phương pháp dùng những từ khoá chính kết hợp cùng những đường nối, mũi tên,… để xây dựng một sơ đồ tổng quát.
  3. Một phương pháp thu thập thông tin, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Kĩ thuật đặt câu hỏi là một kĩ thuật:

  1. Tư duy bằng hệ thống các câu hỏi có mục đích, trình tự rõ ràng để tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và nghiên cứu sâu một vấn đề.
  2. Hỏi lắt léo khiến cho người đỏi tỏ ra bối rối mà bộc lộ ra sự thật.
  3. Làm tăng khả năng sử dụng tư đồ tư duy, hiểu được bản chất của sản phẩm và của khách hàng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Chữ S trong phương pháp SCAMPER là gì?

  1. Size
  2. Signal
  3. Share
  4. Substitute

Câu 10: Đâu không phải một dụng cụ/thiết bị gia công vật liệu?

  1. Cưa tay
  2. Tấm mica
  3. Máy khoan
  4. Súng bắn keo

Câu 11: Yêu cầu của một sản phẩm thường được thể hiện thông qua:

  1. Các chức năng, tiêu chuẩn thực hiện của mỗi chức năng,
  2. Các giới hạn về đặc điểm vật lí như khối lượng, kích thước,
  3. Những vấn đề cần quan tâm về tài chính, bảo vệ môi trường, an toàn, thẩm mĩ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Kiểm chứng giải pháp là bước:

  1. Đầu tiên nhằm đảm bảo chất lượng lượng đầu ra của sản phẩm thiết kế
  2. Đầu tiên nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm.
  3. Cuối cùng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm thiết kế
  4. Cuối cùng nguyên mẫu được bổ sung các chi tiết nhằm giảm thiểu chi phí tài chính.

Câu 13: Hình nào được thiết kế cân đối nhất giữa các bộ phận cũng như tỉ lệ chung?

  1. a
  2. b
  3. c
  4. d

Câu 14: Tính thẩm mỹ của sản phẩm thiết kế được tạo thành bởi:

  1. Bố cục và phương thức tạo lập ảnh 3D.
  2. Sự sắp xếp và sử dụng các yếu tố như đường nét, hình khối, màu sắc, sự tương phản và kết cấu bề mặt.
  3. Các tiêu chuẩn thẩm mỹ theo truyền thống văn hoá của từng nơi, từng vùng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Hình thức, vẻ đẹp của sản phẩm còn được thể hiện qua các nguyên tắc thiết kế đồ hoạ gồm:

  1. Tỉ lệ, tính cân bằng
  2. Sự hoà hợp
  3. Không gian
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Một sản phẩm đảm bảo tính nhân trắc sẽ khiến người dùng:

  1. Cảm thấy an toàn và thoải mái, tiện lợi, hiệu quả
  2. Tin tưởng vào vị thế của công ty sản xuất
  3. Cảm thấy tràn đầy tình yêu văn hoá đất nước
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Khi thiết kế các sản phẩm cho con người, yếu tố nào cần được quan tâm?

  1. Kích cỡ của người sử dụng sản phẩm thiết kế
  2. Các chuyển động sẽ thực hiện khi sử dụng sản phẩm thiết kế
  3. Các phản ứng của cơ thể với thiết kế thông qua các giác quan.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Chi phí tài chính cho hoạt động thiết kế được tính toán:

  1. Trên cơ sở chi phí cho con người, máy móc, vật liệu và năng lượng.
  2. Dựa trên tình hình chính trị, kinh tế của đất nước.
  3. Trên cơ sở niềm tin vào cuộc sống và khả năng vay vốn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Ràng buộc về giá thành có thể dẫn tới điều gì?

  1. Việc chọn lựa những công nghệ đắt tiền, vật liệu chất lượng cao cho sản phẩm thiết kế.
  2. Sự lựa chọn vừa phải về công nghệ, vật liệu, chức năng, hình thức của sản phẩm thiết kế.
  3. Các sản phẩm thiết kế không có được chất lượng như mong muốn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Khi sử dụng số lượng lớn các vật liệu không có khả năng tái tạo trong thiết kế kĩ thuật thì điều đó sẽ:

  1. Tác động tốt đến môi trường
  2. Không tác động gì tới môi trường
  3. Tác động xấu đến môi trường.
  4. Phá huỷ hoàn toàn môi trường.

Câu 21: Để sản xuất sản phẩm định hướng thân thiện với môi trường?

  1. Dùng ít công đoạn sản xuất nhất có thể.
  2. Hạn chế xử lí hoặc phun phủ bề mặt
  3. Giảm tối thiểu số linh kiện, dùng các linh kiện nhẹ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 22: Vấn đề gì về kĩ thuật công nghệ cần giải quyết ở trường hợp này?

  1. Cậu bé bị què chân
  2. Chiếc xe lăn không thể đi lên được cầu thang.
  3. Cầu thang có bậc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: “Gia đình Nam sử dụng dây phơi ngoài trời, đây là cách làm quần áo khô tự nhiên dựa vào ánh nắng mặt trời, tiết kiệm chi phí. Một hôm, do không có ai ở nhà, toàn bộ quần áo phơi bị ướt khi trời mưa, Nam phải giặt lại toàn bộ số quần áo trên. Nam không muốn điều này xảy ra nữa.”

Hãy xác định vấn đề cho tình huống trên đây.

  1. Biến đổi khí hậu
  2. Không áo không thể tự khô
  3. Nam có năng lực kém
  4. Quần áo phơi ngoài trời dễ bị tác động bởi thời tiết

Câu 24: Khi xem xét và trước khi lựa chọn một giải pháp, ta cần đặt ra câu hỏi gì?

  1. Tại sao ta cần tìm một giải pháp khác?
  2. Nguyên tắc đơn giản hoá là gì?
  3. Có giải pháp nào không cần làm gì vẫn được việc không?
  4. Có giải pháp nào thay thế đơn giản hơn không?

Câu 25: Với một sản phẩm, tính đơn giản được thể hiện qua:

  1. Hình thức, kết cấu, chức năng của sản phẩm
  2. Thao tác lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm.
  3. Khả năng bán ra thị trường.
  4. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 10 - Thiết kế công nghệ kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay