Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Khi nào thuật toán tìm kiếm tuần tự hiệu quả hơn tìm kiếm nhị phân?
A. Khi danh sách có kích thước lớn
B. Khi danh sách chưa sắp xếp và có ít phần tử
C. Khi danh sách đã được sắp xếp
D. Khi cần tìm kiếm nhiều lần
Câu 2: Khi nào nên sử dụng tìm kiếm tuần tự thay vì tìm kiếm nhị phân?
A. Khi danh sách rất lớn
B. Khi danh sách chưa sắp xếp và số phần tử ít
C. Khi danh sách chỉ chứa số nguyên
D. Khi danh sách đã sắp xếp
Câu 3: Một cửa hàng quần áo cần kiểm tra xem một sản phẩm có trong kho hay không. Nếu danh sách sản phẩm đã được sắp xếp theo mã sản phẩm, cách nào sẽ tìm kiếm nhanh nhất?
A. Kiểm tra từng sản phẩm từ đầu đến cuối
B. Chia đôi danh sách và tìm kiếm ở nửa có thể chứa sản phẩm
C. Sắp xếp lại danh sách rồi tìm kiếm
D. Duyệt toàn bộ danh sách 2 lần để chắc chắn
Câu 4: Một học sinh cần tìm số điện thoại của bạn mình trong danh bạ điện thoại không sắp xếp. Thuật toán nào phù hợp nhất?
A. Tìm kiếm nhị phân
B. Tìm kiếm tuần tự
C. Sắp xếp nổi bọt trước, rồi tìm kiếm nhị phân
D. Sắp xếp nhanh trước, rồi tìm kiếm nhị phân
Câu 5: Một thư viện có danh sách 5000 quyển sách chưa được sắp xếp. Nếu sử dụng tìm kiếm tuần tự để tìm một quyển sách, trung bình cần kiểm tra bao nhiêu quyển?
A. 1
B. 2500
C. 5000
D. 10
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân?
A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự và dãy không sắp xếp thứ tự.
B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho mọi bài toán.
C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự.
D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy không sắp xếp thứ tự.
Câu 7: Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?
A. Dễ giải quyết bài toán
B. Dễ tìm kiếm hơn
C. Dễ dàng quản lí và tìm kiếm khó hơn
D. Để bài toán khó hơn
Câu 8: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?
A. Chỉ một lần
B. Tối đa 5 lần
C. Tối đa 10 lần
D. Nhiều lần
Câu 9: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:
A. So sánh.
B. Đổi chỗ.
C. So sánh và đổi chỗ.
D. Đổi chỗ và xoá.
Câu 10: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu sao cho đúng.
a) Chọn thẻ Transitions.
b) Xem trước.
c) Chọn âm thanh, thời lượng,... thực hiện hiệu ứng.
d) Chọn trang chiếu.
e) Chọn hiệu ứng
A. a → d → e → c → b.
B. a → b → e → c → d.
C. d → a → e → c → b.
D. d → a → e → b → c.
Câu 11: Điều kiện kết thúc trong thuật toán tìm kiếm nhị phân là?
A. Khi chưa tìm thấy
B. Khi tìm đến giá trị cuối cùng của danh sách
C. Khi tìm thấy hoặc đã hết danh sách
D. Khi tìm thấy hoặc chưa hết danh sách
Câu 12: Điều kiện dừng thuật toán tìm kiếm tuần tự là gì?
A. Tìm thấy phần tử cần tìm.
B. Tìm thấy phần tử cần tìm hoặc đã hết danh sách.
C. Đã hết danh sách.
D. Tìm thấy phần tử cần tìm và đã hết danh sách.
Câu 13: Tư tưởng của thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?
A. Tìm kiếm dựa vào cây tìm kiếm.
B. Tìm kiếm từ đầu đến cuối dãy.
C. Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử giữa của dãy. Dựa vào bước so sánh này quyết định tìm kiếm ở nửa đầu hay ở nửa sau của danh sách.
D. So sánh X lần lượt với các phần tử ,
, …,
.
Câu 14: Em hãy dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp dãy số dưới đây theo thứ tự tăng dần, mỗi vòng lặp duyệt tử phần tử cuối về đầu: 83, 5, 8, 12, 65, 72, 71. Có bao nhiêu vòng lặp thì dãy số mới được sắp xếp đúng theo yêu cầu?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 15: Cho dãy số sau: 15, 20, 10, 18. Bạn Minh sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt từ phần tử cuối đến phần tử đầu tiên. Em hãy chọn phương án mô tả đúng dãy số sắp xếp sau mỗi vòng lặp.
A. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 18, 20 → 10, 15, 18, 20.
B. 15, 20, 10, 18 → 10, 20, 15, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
C. 15, 20, 10, 18 → 15, 10, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
D. 15, 20, 10, 18 → 10, 15, 20, 18 → 10, 15, 18, 20.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin:
Thuật toán tìm kiếm tuần tự là phương pháp tìm kiếm đơn giản nhất, trong đó mỗi phần tử của mảng được kiểm tra lần lượt cho đến khi tìm thấy phần tử cần tìm hoặc đến khi hết mảng.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ có thể tìm kiếm trong mảng đã được sắp xếp.
b) Tìm kiếm tuần tự là phương pháp hiệu quả khi số lượng phần tử trong mảng nhỏ.
c) Tìm kiếm tuần tự sẽ dừng lại ngay khi tìm thấy phần tử cần tìm.
d) Thuật toán tìm kiếm tuần tự luôn nhanh hơn thuật toán tìm kiếm nhị phân.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Thuật toán tìm kiếm nhị phân là một phương pháp hiệu quả để tìm kiếm một giá trị trong một danh sách đã được sắp xếp. Thuật toán này hoạt động bằng cách chia đôi danh sách và so sánh giá trị cần tìm với phần tử giữa. Nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa, thuật toán sẽ tìm kiếm trong nửa bên trái; nếu lớn hơn, nó sẽ tìm trong nửa bên phải.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng cho danh sách không được sắp xếp.
b) Thuật toán tìm kiếm nhị phân có thể giảm thiểu số lần so sánh cần thiết.
c) Tìm kiếm nhị phân không cần phải biết danh sách đã sắp xếp hay chưa.
d) Thuật toán này có thời gian chạy O(log n).
Câu 3: ............................................
............................................
............................................