Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Tìm kiếm nhị phân hoạt động không chính xác khi nào?
A. Khi danh sách rất dài
B. Khi danh sách đã sắp xếp
C. Khi danh sách chưa sắp xếp
D. Khi danh sách có phần tử trùng nhau
Câu 2: Trong trò chơi đoán số từ 1 đến 100, nếu dùng tìm kiếm tuần tự, trường hợp xấu nhất cần đoán bao nhiêu lần?
A. 1
B. 50
C. 100
D. 10
Câu 3: Tại sao tìm kiếm nhị phân nhanh hơn tìm kiếm tuần tự trên danh sách lớn?
A. Vì loại bỏ một nửa danh sách sau mỗi lần so sánh
B. Vì chỉ cần kiểm tra phần tử đầu tiên
C. Vì kiểm tra tất cả phần tử cùng lúc
D. Vì hoạt động trên danh sách chưa sắp xếp
Câu 4: Khi nào tìm kiếm nhị phân hoạt động hiệu quả nhất?
A. Khi danh sách rất lớn và chưa sắp xếp
B. Khi danh sách đã được sắp xếp theo một thứ tự nhất định
C. Khi chỉ cần kiểm tra từng phần tử một cách ngẫu nhiên
D. Khi danh sách có kích thước nhỏ và không cần sắp xếp
Câu 5: Một thư viện có 1000 quyển sách được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Nếu thủ thư muốn tìm một cuốn sách cụ thể, thuật toán tìm kiếm nào sẽ nhanh nhất?
A. Tìm kiếm tuần tự
B. Tìm kiếm nhị phân
C. Sắp xếp nổi bọt
D. Sắp xếp chọn
Câu 6: Tìm kiếm nhị phân là:
A. Tìm kiếm lần lượt từ đầu tới cuối dãy.
B. Tìm kiếm ở đầu dãy.
C. Tìm kiếm bằng cách chia dãy làm hai nửa, loại bỏ nửa dãy chắc chắn không chứa phần tử cần tìm, chỉ tìm kiếm trong nửa dãy còn lại.
D. Tìm kiếm ở cuối dãy.
Câu 7: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách:
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Câu 8: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, ta thực hiện hoán đổi giá trị các phần tử liền kề khi nào?
A. Giá trị của chúng tăng.
B. Giá trị của chúng giảm.
C. Giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Giá trị của chúng không bằng nhau.
Câu 9: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy Thailand trong danh sách tên các nước sau:
Brunei, Cambodia, Laos, Myanmar, Singapore, Thailand, Vietnam
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Em sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp hàng cho các bạn trong hình vẽ theo thứ tự từ thấp đến cao.
Sau bao nhiêu vòng lặp thì thuật toán kết thúc?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 11: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?
A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.
Câu 12: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần bao nhiêu bước để tìm thấy “Mai” trong danh sách [Hoa", "Lan”, ”Ly”, ”Mai”, ”Phong”, ”Vi”]?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 13: Tại mỗi bước lặp, thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ:
A. Thu hẹp danh sách tìm kiếm chỉ còn một nửa.
B. Danh sách sẽ được sắp xếp lại.
C. Các phần tử trong danh sách sẽ giảm một nửa.
D. Đáp án khác.
Câu 14: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhất, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị:
A. Nhỏ nhất trong dãy số.
B. Lớn nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.
Câu 15: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng cho đối tượng sao cho đúng.
a) Thay đổi thứ tự.
b) Chọn thẻ Animations.
c) Chọn cách xuất hiện.....
d) Chọn hiệu ứng.
e) Xem trước.
f) Chọn đối tượng.
A. c → b → d → f → a → e.
B. d → b → f → e → c → a.
C. e → a → d → c → b → f.
D. f → b → d → c → a → e.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
Để thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự, người lập trình cần biết vị trí bắt đầu của mảng và giá trị cần tìm.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Không cần biết vị trí bắt đầu của mảng khi sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
b) Thuật toán tìm kiếm tuần tự có thể tìm kiếm bất kỳ giá trị nào trong mảng.
c) Giá trị cần tìm phải nằm trong mảng để thuật toán tìm kiếm tuần tự hoạt động.
d) Tìm kiếm tuần tự là cách tìm kiếm phức tạp nhất.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Để áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân, danh sách cần phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Nếu danh sách không được sắp xếp, thuật toán này sẽ không hoạt động chính xác.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Danh sách không cần phải sắp xếp để áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân.
b) Tìm kiếm nhị phân có thể tìm thấy giá trị trong danh sách sắp xếp.
c) Thuật toán tìm kiếm nhị phân là phương pháp tìm kiếm chậm nhất.
d) Tìm kiếm nhị phân là một trong những thuật toán tìm kiếm nhanh nhất trên danh sách đã sắp xếp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................