Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Tìm kiếm tuần tự có thể áp dụng trên danh sách nào?
A. Chỉ danh sách số nguyên
B. Chỉ danh sách đã sắp xếp
C. Chỉ danh sách có số lượng nhỏ
D. Bất kỳ danh sách nào
Câu 2: Nếu danh sách có 10.000 phần tử và phần tử cần tìm ở vị trí đầu tiên, tìm kiếm tuần tự sẽ cần bao nhiêu lần so sánh?
A. 1
B. 5.000
C. 10.000
D. 100
Câu 3: Khi tìm kiếm nhị phân, nếu số cần tìm nhỏ hơn số ở giữa, ta làm gì?
A. Tìm trong nửa bên trái
B. Tìm trong nửa bên phải
C. Kết thúc thuật toán
D. Sắp xếp lại danh sách
Câu 4: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào ta có thể dừng vòng lặp sớm?
A. Khi không có sự hoán đổi nào trong một vòng lặp
B. Khi đã kiểm tra xong 50% danh sách
C. Khi phần tử đầu tiên đã đúng vị trí
D. Khi số phần tử là số chẵn
Câu 5: Tại sao sắp xếp chọn có thể không hiệu quả so với các thuật toán khác?
A. Vì phải duyệt toàn bộ danh sách mỗi lần chọn phần tử
B. Vì cần nhiều bộ nhớ
C. Vì chỉ hoạt động trên số nguyên
D. Vì không sắp xếp đúng trong mọi trường hợp
Câu 6: Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ phù hợp trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tìm một số trong một danh sách.
B. Tìm một từ tiếng anh trong quyển từ điển.
C. Tìm tên một bài học trong quyển sách.
D. Tìm tên một nước trong danh sách.
Câu 7: Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí phần tử từ:
A. Cuối đến đầu
B. Đầu đến cuối
C. Giữ đến đầu
D. Giữa đến cuối
Câu 8: Sắp xếp nổi bọt là:
A. Thực hiện bằng cách hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
B. Thực hiện bằng cách chia đôi dãy để tìm kiếm
C. Thực hiện tìm kiếm từ đầu dãy đến cuối dãy
D. Thực hiện tìm kiếm và chia đôi dãy để tìm kiếm
Câu 9: Thuật toán tìm kiếm tuần tự cần bao nhiêu bước để tìm thấy số 7 trong danh sách [1, 4, 8, 7, 10, 28]?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Câu 10: Phát biểu nào không chính xác về đối tượng trên trang chiếu?
A. Hình ảnh minh họa làm cho trang chiếu ấn tượng hơn
B. Nên chọn hình ảnh phù hợp với chủ đề của bài trình chiếu
C. Màu sắc, họa tiết trên hình ảnh không cần trùng khớp với chủ đề
D. Hình ảnh minh họa cần có tính thẩm mĩ
Câu 11: Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?
A. Đầu danh sách
B. Cuối danh sách
C. Giữa danh sách
D. Bất kì vị trí nào
Câu 12: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Câu 13: Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số 8, 22, 7, 19, 5 theo thứ tự tăng dần thì số lần thực hiện thao tác hoán đổi giá trị trong vòng lặp thứ nhất là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14: Thực hiện thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 10 trong danh sách [2, 4 ,6, 8, 10, 12]. Đầu ra của thuật toán là?
A. Thông báo “Không tìm thấy”.
B. Thông báo “Tìm thấy”.
C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
Câu 15: Em hãy sắp xếp các bước sau đây theo đúng thứ tự để hoàn thành công việc hoán đổi chất lỏng đựng trong hai cốc A và B (sử dụng cốc C không đựng gì là cốc trung gian).
a) Đổ chất lỏng từ cốc B sang cốc A.
b) Đổ chất lỏng từ cốc C sang cốc B.
c) Đổ chất lỏng trong cốc A sang cốc C.
A. a → c → b
B. b → c → a
C. c → a → b
D. c → b → a
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
Thuật toán tìm kiếm tuần tự có độ phức tạp thời gian là O(n), trong đó n là số lượng phần tử trong mảng. Điều này có nghĩa là thời gian tìm kiếm tăng lên theo số lượng phần tử.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm tuần tự là O(n).
b) Tìm kiếm tuần tự có thể mất thời gian lâu khi mảng có nhiều phần tử.
c) Tìm kiếm tuần tự không phụ thuộc vào số lượng phần tử trong mảng.
d) Độ phức tạp thời gian O(n) cho thấy thuật toán này rất nhanh.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Một trong những ưu điểm của thuật toán tìm kiếm nhị phân là nó có thể tìm kiếm trong các danh sách lớn một cách nhanh chóng, với số lần so sánh ít hơn so với tìm kiếm tuần tự.
Nhận định:
a) Tìm kiếm nhị phân luôn nhanh hơn tìm kiếm tuần tự.
b) Tìm kiếm nhị phân có thể tìm kiếm trong danh sách lớn một cách hiệu quả.
c) Số lần so sánh trong tìm kiếm nhị phân phụ thuộc vào kích thước của danh sách.
d) Tìm kiếm tuần tự không thể tìm kiếm trong danh sách đã sắp xếp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................