Phiếu trắc nghiệm Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 theo định hướng Tin học ứng dụng cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ. ỨNG XỬ VĂN HÓA VÀ AN TOÀN TRÊN MẠNG

BÀI 1. PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Đâu là những thủ đoạn lừa đảo trên mạng?

  1. Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển
  2. Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả
  3. Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Đâu là dấu hiệu lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân bằng trang web?

  1. Trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn thì đó có thể là lừa đảo
  2. Tên miền gồm vài phần cách nhau dấu chấm
  3. Những cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc như thay chữ “o” bằng số 0; thay chữ “m” bằng “r” và “n”
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Những cách để kiểm tra lại thông tin là

  1. Gọi điện thoại trực tiếp, truy cập địa chỉ trang web in trên các tài liệu chính thức
  2. Không mở bất kì liên kết hoặc tệp đính kèm nào mà hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo.
  3. Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột, ta sẽ nhìn thấy địa chỉ địch thực sự mà liên kết sẽ mở ra.
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu là nguyên tắc để hạn chế thiệt hại?

  1. Không mở bất kì liên kết hoặc tệp đính kèm nào mà hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo.
  2. Trỏ chuột vào một liên kết nhưng không nháy chuột, ta sẽ nhìn thấy địa chỉ địch thực sự mà liên kết sẽ mở ra.
  3. Nếu tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay một cơ quan, tổ chức, cần thông báo ngay cho người có trách nhiệm
  4. Gọi điện thoại trực tiếp, truy cập địa chỉ trang web in trên các tài liệu chính thức

Câu 5: Quy tắc trách nhiệm là?

  1. Chịu trách nhiệm về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ động phối hợp, không hợp tác cùng với cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung vi phạm pháp luật
  2. Khi có chuyện xảy ra dù vô tình hay cố ý cũng phải trốn tránh để không bị phát hiện và không phải chịu trách nhiệm
  3. Chịu trách nhiệm về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ động phối hợp, hợp tác cùng với cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung vi phạm pháp luật
  4. Chỉ chịu trách nhiệm về hành vi khi nó liên quan đến lợi ích của nhà nước

Câu 6: Nếu không tuân thủ các điều lệ, quy định của việc sử dụng internet thì có bị xử lý theo pháp luật không?

  1. Chắc chắn có
  2. Không, chắc chắn không vì internet, mạng xã hội chỉ là không gian ảo
  3. Không, vì không có luật nào xử lý khi sử dụng mạng internet
  4. Cả A, B và C đều sai.

Câu 7: Nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?

  1. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn
  2. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết
  3. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ
  4. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên

Câu 8: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?

  1. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
  2. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
  3. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
  4. truy cập vào các liên kết lạ

Câu 9: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là?

  1. Từ khóa cần tìm
  2. Bản quyền
  3. Địa chỉ trang web
  4. Thông tin người lạp web

Câu 10: Khi sử dụng internet, có thể?

  1. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh
  2. Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc
  3. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng
  4. Cả A, B, C

Câu 11: Quy tắc lành mạnh là?

  1. Mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội không cần phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  2. Tham gia các hội nhóm, các group, các Fan page đồi trụy, chống phá nhà nước
  3. Mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
  4. A, C và B đều sai

Câu 12: Quy tắc an toàn và bảo mật thông tin là?

  1. Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ chức
  2. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của cơ quan, tòa án
  3. Tuân thủ pháp luật, pháp chế, pháp lý của nhà nước về luật đất đai sửa đổi
  4. Sử dụng tính năng bảo mật thư mục của điện thoại

Câu 13: Quy tắc tuân thủ, tôn trọng pháp luật là?

  1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, chỉ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
  2. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức
  3. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, chỉ cần tôn trọng lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức
  4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, chỉ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Câu 14: Công dân số là?

  1. Người sử dụng mạng internet
  2. Người phải có đủ hành vi dân sự sử dụng internet
  3. Người đang bị phạm luật, đang trong thời gian thực thi luật pháp vì phạm tội sử dụng internet
  4. A và C đúng

Câu 15: Không gian số là không gian của ai?

  1. Không gian của riêng một chính phủ cảu một nước
  2. Không gian của chung tất cả mọi người, không phân biệt bất cứ ai, điều gì
  3. Không gian riêng của người tạo ra nó
  4. Không gian riêng của một tổ chức tôn giáo

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại nghĩa là gì?

  1. Hãy chậm lại trước khi hành động để tránh cảm giác bị đẩy đến giới hạn của kẻ lừa đảo
  2. Hãy chậm lại sau khi hành động để có cảm giác bị đẩy đến giới hạn của kẻ lừa đảo
  3. Hãy làm từng bước như lời người gửi, chậm dãi và chính xác
  4. Chậm lại để nghe họ nói gì và ghi nhớ để làm không bị sai

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay?

  1. Kiểm tra phần mềm máy tính, điện thoại xem có còn sử dụng được không
  2. Kiểm tra điểm số, họ hàng của người đưa thông tin
  3. Để họ kiểm tra nhân thân, giấy tờ của mình
  4. Kiểm tra thông tin bằng cách tra cứu số điện thoại hoặc địa chỉ để xác minh thông tin trực tiếp với người gửi

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng về nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi!?

  1. Đừng gửi thông tin đó cho bất kỳ ai, mà hãy giữ lại một mình để theo dõi
  2. Đừng gửi tiền ngay lập tức nếu cảm thấy có dấu hiệu của lừa đảo và đặt dấu hỏi về mọi yêu cầu thanh toán
  3. Không gửi thông tin cho các cơ quan, các tổ chức có thâm quyền
  4. A và C đúng

Câu 4: Quan điểm nào sau đây là không đúng về sử dụng mạng xã hội?

  1. Mạng xã hội là thế giới ảo, nên luật pháp trên mạng cũng chỉ là ảo
  2. Sử dụng mạng xã hội để buôn bán thì thích bán gì thì bán, không cần giấy phép kinh doanh
  3. Không có điều lệ nào quy định phải sử dụng ngôn từ hợp đạo đức. Ngươi chửi mắng mình thì mình cũng chửi mắng lại
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Điều nào sau đây nên làm trên mạng xã hội?

  1. Sử dụng các đường link chèn các mã quảng cáo không có nguồn gốc để gửi cho mọi người
  2. Tham gia các nhóm kiến lời, kiếm lãi online bằng hình thức cờ bạc, tài chính đen
  3. Xây dựng các app, các fanpage thông báo các thông tin cảu cơ quan chức năng như thông báo lập chốt kiểm tra nồng độ cồn,… để tránh né
  4. Không đáp án nào đúng

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn?

  1. Hãy chậm lại
  2. Kiểm tra ngay
  3. Dừng lại, không gửi
  4. Mở và xem

Câu 2: Đâu là những cách thức lừa đảo trên mạng xã hội?

  1. Nhắn tin SMS lừa đảo
  2. Giả danh cơ quan chức năng để gọi điện lừa đảo
  3. Hack nick facebook để nhắn tin lừa đảo
  4. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 3: Điều nào cho chúng ta dễ dàng nhận biết nhất là đang bị lừa đảo?

  1. Nhắn tin hỏi thăm sức khỏe
  2. Người thân gọi điện hỏi thăm sức khỏe
  3. Gửi Email đi phỏng vấn công việc
  4. Tin nhắn lạ hỏi vay tiền, vay thẻ nạp điện thoại

Câu 4: Nếu nhận một tin nhắn lạ hỏi vay tiền thì ta nên?

  1. Gọi điện lại ngay và kiểm tra thông tin của người hỏi
  2. Chuyển tiền luôn cho người ta
  3. Kệ người ta
  4. Cả B và C đúng

Câu 5: Một nhóm học sinh cấp 3 rủ nhau lập hội hack các tài khoản Facebook để nhắn tin lừa đảo tiền bạc của mọi người. Nhóm học sinh này có thể bị?

  1. Tử hình
  2. Trung thân
  3. Tùy vào số tiền lừa đảo, chiếm đoạt và mức độ nghiêm trọng của sự việc
  4. Chỉ bị gia đình quở trách

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

Cho tình huống sau, hãy trả lời các câu hỏi:

Hiện nay, nhu cầu mua sắm online các đồ dùng gia dụng, thời trang, … đang tăng cao vì sự tiện dụng và không mất nhiều công sức. Do vậy nhiều đối tượng đã lượi dụng điều này để lập các đường link giả mạo để quảng cáo cho người sử dụng internet để mua các sản phẩn với giá rất ưu đãi lại còn được tặng thêm phần quà mang về. Nếu như nhấp vào đường link thì mọi thông tin từ số tài khoảng đến thông tin cá nhân đều bị lộ và chúng sẽ tiến hành chiếm đoạt tài sản. Với người sử dụng internet thông minh bạn sẽ làm gì khi áp dụng ba quy tắc ngăn chặn hành động lừa đảo?

Câu 1: Áp dụng quy tắc thứ nhất “Hãy chậm lại!” như thế nào?

  1. Dừng lại một chút rồi làm theo yêu cầu, trả lười các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân.
  2. Không vội nghe theo yêu cầu hay trả lời các thông tin cung cấp thẻ, thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã OTP từ những đối tượng này.
  3. Chỉ để lại thông tin liên lạc và tiền hành gọi cho cơ quan chức năng về vụ việc lừa đảo này.
  4. Vận đưa thông tin và tài khoản cá nhân, sau khi nhận hàng sẽ trình báo lên cơ quan chức năng, vì khi này sẽ có đủ bằng chứng để kết luận tội

 

Câu 2: Áp dụng quy tắc thứ hai “Kiểm tra ngay” trong trường hợp này như thế nào?

  1. Kiểm tra thông tin cảu bản thân trước và tài khoản của mình trước xem có bảo mật không, nếu thấy ổn thì nhấp vào đường link và mua sắm bình thường.
  2. Cứ nhấp vào đường link mà bên đó gửi, rồi xem xét thông tin, trang web rồi sau đó sẽ gửi thong tin cá nhân trên trang web, đường link đó.
  3. Kiểm tra các liên kết chỉ ra trên trang đó có tồn tại, nội dung trang web có phong phú, được trình bày cẩn trọng, người dùng có đánh giá,… hay không. Do những kẻ lừa đảo sẽ không có thời gian chăm chút cho trang web nên sẽ có nhiều lỗi
  4. Tất cả đáp án đều sai

 

Câu 3: Áp dụng quy tắc thứ 3 “Dừng lại, không gửi” cho tình huống này sẽ như thế nào?   

  1. Không thanh toán ngay bằng cách chuyển khoản tiền nhanh.
  2. Sử dụng phương thức nhận hàng – thanh toán tiền mặt.
  3. Nếu nhận hàng không đúng như mô tả và tư vấn trên web, link đặt thì dừng lại, không nhận hàng.
  4. A, B và C đều đúng

 

Câu 4: Khi đã bị lừa đảo tiền bạc và hăm dọa tinh thần trên không gian mạng, bạn My đã đăng tải lên facebook cá nhân về điều đó, tuy nhiên văn hóa mạng rất tồi tệ đã chỉ trích và nói “đấy là điều bạn đáng phải nhận, dốt thì phải tự chịu,….” Hãy cho bạn My một phương án tốt nhất?

  1. Lên facebook để trả lời các bình luận, và đòi lại công bằng cho bản thân
  2. Nói với người thân và nên dừng sử dụng mạng xã hội facebook một thời gian. Nên có khoảng thời gian hồi phục tinh thần. Trình báo cho cơ quan chức năng về độ nghiệm trọng của sự việc
  3. Tiếp tục đăng bài, chửi rủa và sử dụng vũ lực để đòi lại công bằng
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 5: Bạn Lan đang sử dụng internet để lướt web thì thấy mọt tin nhắn từ bạn thân mình là bạn B gửi đến “Cậu cho mình vay 1 triệu mình đưa mẹ đi khám”. Nếu là Lan bạn sẽ làm gì ngay lúc này?

  1. Gọi điện cho B và kiểm tra lại thông tin, đúng thì cho vay
  2. Chuyển tiền ngay cho B để còn kịp thời đưa mẹ B đi viện
  3. Không quan tâm, vì không muốn dây dưa tiền bạc
  4. Đi hỏi người khác cho B vay chứ mình không cho vay

 

=> Giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề D Bài: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hoá trên mạng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học ứng dụng 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay