Phiếu trắc nghiệm Toán 5 chân trời Bài 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo
BÀI 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Một hình lập phương có cạnh là a (đơn vị đo độ dài). Gọi V là thể tích của hình lập phương. Công thức nào sau đây là đúng?
A. V = a + a + a
B. V = a × a × a
C. V = a – a – a
D. V = a + a – a
Câu 2: Chọn đáp án SAI:
A. Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4
B. Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy bán kính nhân với 3,14
C. Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy tổng chiều dài và chiều rộng nhân với 2
D. Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy chiều cao nhân với cạnh đáy rồi chia cho 2
Câu 3: Một hình tam giác có độ dài đáy là 20 cm, chiều cao tương ứng bằng một nửa độ dài đáy. Diện tích hình tam giác đó là:
A. 200 cm²
B. 150 cm²
C. 100 cm²
D. 120 cm²
Câu 4: Công thức C = 3,14 × d (với d là đường kính hình tròn) dùng để tính:
A. Thể tích hình tròn
B. Chu vi hình tròn
C. Diện tích hình tròn
D. Nửa chu vi hình tròn
Câu 5: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 m, chiều rộng 3 m, và chiều cao 2 m. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.
A. 20 m³
B. 25 m³
C. 30 m³
D. 35 m³
Câu 6: Một hình lập phương có cạnh dài 4 cm. Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.
A. 64 cm²
B. 96 cm²
C. 100 cm²
D. 112 cm²
Câu 7: Một hình thang có đáy lớn là 4,5 m, đáy nhỏ là 2,5 m và chiều cao là 3 m. Tính diện tích hình thang.
A. 10,5 m²
B. 16,5 m²
C. 17 m²
D. 18 m²
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Một khối lập phương có diện tích toàn phần là 216 cm². Tính chiều dài cạnh của khối lập phương đó.
A. 5 cm
B. 9 cm
C. 7 cm
D. 6 cm
Câu 2: Một hình tam giác có diện tích 36 m² và chiều cao 6 m. Tính chiều dài đáy của hình tam giác.
A. 12 m
B. 11 m
C. 10 m
D. 9 m
Câu 3: Một mảnh đất dạng hình thang được vẽ trên bản đồ với tỉ lệ 1:500 (Như hình vẽ bên dưới). Độ dài thực tế của đáy lớn, đáy bé và đường cao lần lượt là:
A. 40 m, 20 m, 25 m
B. 400 m, 200 m, 250 m
C. 80 m, 40 m, 50 m
D. 800 m, 400 m, 500 m
Câu 4: Một mảnh đất hình thang có đáy lớn dài 100 m, đáy bé dài 50 m, và diện tích là 3750 m². Hỏi chiều cao của mảnh đất là bao nhiêu?
A. 30 m
B. 40 m
C. 50 m
D. 60 m
Câu 5: Một hình tròn có diện tích là 153,86 m². Chu vi của hình tròn đó là:
A. 49 m
B. 46,1 m
C. 45,6 m
D. 43,96 m
Câu 6: Một hình tam giác có diện tích là 60 cm² và chiều cao là 12 cm. Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác.
A. 10 cm
B. 12 cm
C. 15 cm
D. 16 cm
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Bác Minh trồng ngô trên một mảnh vườn hình tam giác (có dạng như hình vẽ dưới đây). Năng suất ngô là 8000 kg trên mỗi hecta. Tổng sản lượng ngô bác Minh thu hoạch được trên mảnh đất đó là:
A. 59,5 kg
B. 56 kg
C. 55,2 kg
D. 50,4 kg
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Toán 5 Chân trời bài 97: Ôn tập chu vi, diện tích, thể tích (tiếp theo)