Phiếu trắc nghiệm Toán 8 cánh diều Chương 6 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chương 6 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án toán 8 cánh diều
CHƯƠNG VI: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤTBÀI 2: MÔ TẢ VÀ BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRÊN CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
(29 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 11 câu)
Câu 1: Hãy sắp xếp các bước dưới đây thành phương pháp để vẽ một biểu đồ cột
1 - Hình thu được là biểu đồ hình cột tần số hoặc tần suất
2 - Trên đường thẳng nằm ngang ( dùng làm trục số) ta đánh dấu các khoảng xác định lớp
3 - Vẽ hai đường thẳng vuông góc
4 - Tại mỗi khoảng ta dựng một cột hình chữ nhật với đáy là khoảng đó còn chiều cao bằng tần số hoặc tần suất của lớp mà khoảng đó xác định
- 3 – 2 – 4 – 1;
- 2 – 3 – 1 – 4;
- 3 – 4 – 2 – 1;
- 2 – 3 – 4 – 1.
Câu 2. Có bao nhiêu loại biểu đồ để biểu diễn tần số tần suất của các số liệu?
- 4
- 3
- 2
- 1
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
- Biểu đồ đường gấp khúc dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
- Biểu đồ cột không thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
- Biểu đồ hình tròn thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
- Biểu đồ cột thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
Câu 4. Chọn phát biểu đúng.
- Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên bảng mới giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
- Chỉ khi biểu diễn dữ liệu trên biểu đồ mới giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
- Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
- Biểu diễn dữ liệu trên bảng và biểu đồ không giúp ta có cái nhìn trưc quan về dữ liệu
Câu 5. Cho bảng thống kê dưới đây:
Tốc độ chạy trung bình của một số động vật | |
Con vật | Tốc độ (km/h) |
Ngựa vằn | 64 |
Sơn dương | 98 |
Thỏ | 56 |
Hươu cao cổ | 51 |
Báo gấm | 112 |
Các dữ liệu trong bảng thống kê trên là:
- Danh sách các con vật
- Tốc độ chạy trung bình của các con vật
- Danh sách các con vật chạy nhanh nhất.
- Danh sách các con vật và tốc độ chạy trung bình của các con vật đó.
Câu 6. Điểm không hợp lí của bảng dữ liệu về danh sách tên học sinh ở một tổ của lớp học là:
- Hồ Bảo Xuyên
- 0917525476
- Võ Văn Bền
- Lữ Minh Mẫn
Câu 7. Số lượt học sinh vắng được lớp trưởng thống kê trong một tuần của lớp 9A1 ở trường THCS Nguyễn Du.
Các thông tin không hợp lí của bảng dưới đây là:
- k, p, 0,5
- 2
- 3, 1
- k
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?
- Biểu đồ đường gấp khúc dùng để so sánh dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
- Biểu đồ cột không thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
- Biểu đồ hình tròn thích hợp để mô tả tỉ lệ của giá trị dữ liệu so với tổng thể
- Biểu đồ cột thích hợp để so sánh dữ liệu có trong nhiều cột
Câu 9. Mục đích biểu diễn dữ liệu của biểu đồ tranh là:
- Muốn tạo sự dễ hiểu, đơn giản và lôi cuốn.
- So sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
- Sử dụng chiều cao của các hình chữ nhật để biểu diễn số liệu.
- Biểu diễn sự thay đổi số liệu của đối tượng theo thời gian.
Câu 10. Mục đích biểu diễn dữ liệu của biểu đồ cột là:
- So sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
- Sử dụng chiều cao của các hình chữ nhật để biểu diễn số liệu.
- Biểu diễn sự thay đổi số liệu của đối tượng theo thời gian.
- Thể hiện tỉ lệ phần trăm của mỗi thành phần đối tượng so với toàn thể.
Câu 11: Quan sát biểu đồ và chọn số thích hợp điền vào dấu ?
- 250
- 240
- 280
- 350
2. THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Để đánh giá kết quả của một đề tài sau khi áp dụng vào thực tiễn dạy học người ta thực nghiệm bằng cách ra đề kiểm tra một tiết cho hai lớp (gần tương đương về trình độ kiến thức). Trong đó lớp 12A3 đã được dạy áp dụng đề tài (lớp thực nghiệm), lớp 12A4 (lớp đối chứng). Kết quả điểm của học sinh hai lớp được trình bày trong biểu đồ sau:
Nhận xét nào dưới đây là sai
- Lớp 12A4có số bài đạt được điểm 6 là nhiều nhất.
- Lớp 12A3 có số bài đạt được điểm 6 là nhiều nhất.
- Số bài kiểm tra đạt điểm 10 của lớp 12A4nhiều hơn số bài kiểm tra đạt điểm 10 của lớp 12A3.
- Phổ điểm của lớp 12A3đều hơn so với lớp 12A4.
Câu 2. Thống kê điểm toán của 40 học sinh của một lớp người ta thu được biểu đồ đường gấp khúc của tần suất như sau:
Hãy cho biết lớp đó ở khoảng điểm nào có nhiều bạn nhất?
- [3;4]
- [7; 8]
- [5; 6]
- [9; 10]
Câu 3. Phương pháp để vẽ biểu đồ đường gấp khúc như sau:
Bước 1. Vẽ hai đường thẳng vuông góc làm hai trục
Bước 2. Trên trục nằm ngang ta đánh dấu các điểm A1,A2,...,Am, với Ai là trung điểm, của nửa khoảng xác định lớp thứ I ( i=1; 2; 3;…; m)
Bước 3. Tại mỗi điểm Ai ta dựng các cột AiMi vuông góc với trục nằm ngang và có tốc độ dài bằng tần số thứ I ( tức ni)
Bước 4. Vẽ các đoạn thẳng M1M2,M2M3,M3M4,...,Mm−1Mm ta được đường gấp khúc tần số
Bước 5. Nếu độ dài các đoạn thẳng AiMi được lấy bằng tần suất của lớp thứ I ( tức fi) thì khi vẽ các đoạn thẳng M1M2,M2M3,M3M4,...,Mm−1Mm ta được đường gấp khúc tần suất
Hãy cho biết trong các bước vẽ trên, bước nào sai?
- Bước 3
- Bước 1
- Bước 2;
- Bước 4 và bước 5.
Câu 4. Điểm thi của 32 học sinh trong kì thi Tiếng Anh (thang điểm 100) được biểu diễn bởi biểu đồ hình quạt như sau:
Hãy cho biết điểm thi nào chiếm tỉ lệ phần trăm lớn nhất.
- [50; 60)
- [60; 70)
Câu 5. Biểu đồ bên thể hiện giá trị sản phẩm (đơn vị: triệu đồng) trung bình thu được trên một hecta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản trên cả nước từ năm 2014 đến năm 2018.
Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai:
- Giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản thấp hơn trên một hecta đất trồng trọt.
- Giá trị sản phẩm thu được trên cả đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản đều có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2018.
- Giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản cao gấp khoảng 3 lần trên một hecta đất trồng trọt.
- Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Một đội gồm 15 thợ điêu khắc được chia đều vào 3 tổ. Trong một ngày, mỗi người thợ làm được 2 hoặc 3 sản phẩm. Cuối ngày, đội trưởng thống kê lại số sản phẩm mà mỗi tổ làm được ở bảng sau
Đội trưởng đã thống kê đúng chưa?
- Đội trưởng thống kê sai ở tổ 1
- Đội trưởng thống kê đúng
- Đội trưởng thống kê sai ở tổ 2
- Đội trưởng thống kê sai ở tổ 3
Câu 7: Hoa vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ chi phí xây dựng nhà ở của gia đình theo bảng thống kê dưới đây
Bạn hãy cho biết biểu đồ Hoa vẽ đã chính xác chưa. Nếu chưa thì cần điều chỉnh lại như thế nào cho đúng?
- Hoa vẽ chính xác
- Chưa đúng, cần đổi chỗ phần chữ chú thích trên biểu đồ của thép cho gạch thì biểu đồ chính xác.
- Chưa đúng, cần đổi chỗ phần chữ chú thích trên biểu đồ của tiền công cho gạch thì biểu đồ chính xác.
- Chưa đúng, cần đổi chỗ phần chữ chú thích trên biểu đồ của xi măng cho gạch thì biểu đồ chính xác.
Câu 8: Bảng sau thống kê số lớp và số học sinh theo từng khối ở một trường Trung học phổ thông
Hiệu trưởng trường đó cho biết sĩ số mỗi lớp trong trường đều không vượt quá 45 học sinh.
Thống kê này đã chính xác hay chưa, nếu không chính xác thì khối nào bị thống kê sai ?
- Khối 10
- Khối 11
- Khối 12
- Không có khối nào bị thống kê sai
3. VẬN DỤNG (9 câu)
Câu 1: Cho bảng số liệu
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- Đường.
- Tròn.
- Miền.
- Kết hợp.
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng chè của nước ta giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- Tròn.
- Kết hợp.
- Đường.
- Miền.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cao su của nước ta giai đoạn 2010 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- Kết hợp.
- Miền.
- Tròn.
- Đường.
Câu 4: Để thể hiện cơ cấu doanh thu du lịch lữ hành phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2010 và 2014 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- Miền.
- Tròn.
- Cột.
- Đường.
Câu 5. Cho bảng số liệu
Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ta chọn biểu đồ nào là thích hợp?
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ kết hợp cột và đường
- Biểu đồ cột
Câu 6. Cho bảng số liệu
Vẽ biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ta chọn biểu đồ nào là thích hợp?
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ kết hợp cột và đường
- Biểu đồ cột
Câu 7: Cho bảng số liệu
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta qua bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- Biểu đồ tròn.
- Biểu đồ miền.
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp cột, đường.
Câu 8. Cho bảng số liệu
Để biểu thị sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản theo bảng số liệu trên, biểu đồ thích hợp là:
- Đường biểu diễn
- Miền
- Cột
- Hình tròn
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1. Cho bảng số liệu: Hãy cho biết, để thể hiện diện tích gieo trồng cây lương thực phân theo các loại cây trồng nước ta giai đoạn 1990 - 2016 thì biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- Tròn
- Cột chồng
- Cột ghép
- Đường
=> Giáo án Toán 8 cánh diều Chương 6 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ