Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 toán 8 Cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 toán 8 Cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 2 TOÁN 8 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

  • Giáo án Toán 8 cánh diều bài 1 Thu thập và phân loại dữ liệu
  • Giáo án Toán 8 cánh diều bài 2 Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ
  • Giáo án Toán 8 cánh diều bài 3 Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 4 Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 5 Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài tập cuối chương VI

CHƯƠNG VII. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 1 Phương trình bậc nhất một ẩn
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 2 Ứng dụng của phương trình bậc nhất một ẩn
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài tập cuối chương VII

CHƯƠNG VIII. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG

  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 1 Định lí Thalès trong tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 2 Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 3 Đường trung bình của tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 4 Tính chất đường phân giác của tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 5 Tam giác đồng dạng
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 6 Trường hợp đồng dạng thứ nhất của tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 7 Trường hợp đồng dạng thứ hai của tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 8 Trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 9 Hình đồng dạng
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài 10 Hình đồng dạng trong thực tiễn
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài tập cuối chương VIII
  • Giáo án toán 8 Cánh diều Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Chủ đề 3 Thực hành đo chiều cao
  • Giáo án toán 8 Cánh diều bài Thực hành một số phần mềm

=> Xem nhiều hơn: Giáo án toán 8 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 8 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

BÀI 1. THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU (3 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau: văn bản; bảng kiểu; kiến thức trong các lĩnh vực giáo dục khác (Địa lí, Lịch sử, Giáo dục môi trường, Giáo dục tài chính,…); phỏng vấn, truyền thông, Internet; thực tiễn (môi trường, tài chính, y tế, giá cả thị trường,….).
  • Chứng tỏ được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản (ví dụ: tính hợp lí trong các số liệu điều tra; tính hợp lí của các quảng cáo,…).
  1. Năng lực 

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được các khái niệm, cách phân loại, tính chất của dữ liệu.
  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với thu thập và phân tích dữ liệu.
  • Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng các tính chất, phân loại của dữ liệu, tính hợp lí của dữ liệu để nhận xét, phân tích các dữ liệu thực tế.
  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: sử dụng các phần mềm thống kê hỗ trợ,…
  1. Phẩm chất
  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,... 

2 - HS

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc bài toán mở đầu và thực hiện bài toán dưới sự dẫn dắt của GV (HS chưa cần giải bài toán ngay).
  2. c) Sản phẩm: HS nắm được các thông tin trong bài toán và dự đoán câu trả lời cho câu hỏi mở đầu theo ý kiến cá nhân.
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV chiếu Slide dẫn dắt và yêu cầu HS thảo luận và nêu dự đoán về câu hỏi mở đầu (chưa cần HS giải): 

Ở lớp 6 và lớp 7, chúng ta đã làm quen với tiến trình thống kê, trong đó có thu thập và phân loại dữ liệu.

Làm thế nào để thu thập và phân loại dữ liệu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Các em có biết, để có thể đưa ra những kết luận chính xác, chúng ta cần phải có dữ liệu. Dữ liệu có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Việc thu thập và phân loại dữ liệu là một công việc rất quan trọng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thu thập và phân loại dữ liệu.”.

 Thu thập và phân loại dữ liệu

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thu thập dữ liệu

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và trình bày được các cách thu thập dữ liệu từ trực tiếp đến gián tiếp.

- Vận dụng các kiến thức để thực hiện trả lời các bài toán có liên quan.

  1. b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ1; Luyện tập 1 và các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được các cách thu thập dữ liệu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV triển khai HĐ1 và cho HS thảo luận và thực hiện yêu cầu.

+ GV có thể mời các HS có hiểu biết và yêu thích bóng đá trả lười câu hỏi.

+ Các thông tin về sự kiện SEA Games 30 được cập nhật trên các trang web hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

 

→ GV giới thiệu, giảng giải cho HS về các cách để thu thập dữ liệu theo SGK.

 

- GV cho HS quan sát, đọc và thực hiện  Ví dụ 1 theo hướng dẫn trong SGK.

+ GV có thể cho các HS thực hiện thu thập thông tin về “Các môn thể thao ưa thích của các bạn trong tổ”.

+ GV mời một số HS nêu kết quả mà mình đã thu thập được.

- GV triển khai Luyện tập 1, HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi để trả lời.

+ GV có thể gợi ý: Có thể lập phiếu hỏi, hoặc phỏng vấn.

+ GV mời 1 HS trình bày phương án để thu thập thông tin và triển khai phương án đó như thế nào.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm 

+ Các cách thu thập dữ liệu

I. Thu thập dữ liệu

HĐ1

- Các bạn HS lớp 8A có thể thu thậ thông tin về số lượng huy chương đạt được của Đoàn thể thảo Việt Nam tại SEA Games 30 từ trang web https://baogiaothong.vn/, kết quả thu được như sau:

+ Các loại huy chương: Huy chương Vàng, huy chương Bạc, huy chương Đồng;

+ Số lượng huy chương mỗi loại đó lần lượt là: 98, 85, 105.

+ Tổng số huy chương: 288.

Ghi nhớ: Các cách thu thập dữ liệu

Có nhiều cách để thu thập dữ liệu, chẳng hạn: quan sát, lập phiếu điều tra (phiếu hỏi), tiến hành phỏng vấn,… hoặc thu thập từ những nguồn có sẵn như sách, bác, trang web, các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ 1: (SGK – tr.3)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.4)

 

Luyện tập 1

Gợi ý: Có thể thực hiện bằng phương án lập phiếu điều tra (phiếu hỏi).

+ Ghi tên các loại kem vào phiếu cùng với ghi chú nhắc khác hàng đánh dấu các loại kem yêu thích vào phiếu.

+ In ra 40 phiếu và phát cho 40 khách hàng để khách hàng đánh dấu và thu lại 40 phiếu đã được đánh giá đó.






 

Hoạt động 2: Phân loại và tổ chức dữ liệu

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết và hiểu khái niệm phân loại dữ liệu;

- HS trình bày được cách phân loại dữ liệu;

- Áp dụng các kiến thức để thực hiện các bài toán liên quan đến phân loại và tổ chức dữ liệu.

  1. b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ2; Luyện tập 2 và các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được khái niệm phân loại dữ liệu và cách phân loại dữ liệu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV triển khai cho HS thực hiện HĐ2

+ GV nhận định cho HS thấy dữ liệu trong HĐ2 gồm có các số và không có các số.

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày đáp án, và lí giải đáp án đó.

+ GV mời 1 HS khác nhận xét câu trả lời; GV chốt đáp án.

 GV giảng giải cho HS thế nào là dữ liệu định lượng; thế nào là dữ liệu định tính.

 

- GV dẫn: Do dữ liệu thu thập được thường rất đa dạng và phong phú nên để thuận tiện trong mô tả, biểu diễn, xử lí dữ liệu người ta phân chia, sắp xếp thành các loại dữ liệu theo tiêu chí cho trước. Đó chính là phân loại dữ liệu. 

+ GV mời 1 HS đọc phần Ghi nhớ: Phân loại dữ liệu.

 

- GV giảng giảng cho HS về phân loại dữ liệu dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

 

- HS thực hiện tìm hiểu Ví dụ 2 theo hướng dẫn của SGK.

+ HS trình bày và giải thích cách thực hiện lại vào vở.

- GV chia lớp thành 2 đội, chơi trò chơi “Nhà sinh vật học” để thực hiện Luyện tập 2.

+ Thực hiện: Lần lượt các thành viên của hai đội chạy lên bảng sắp xếp một loài động vật vào các nhóm: Cá; Lưỡng cư; Bò sát; Chim; Động vật có vú.

+ Mỗi phương án đúng được 1 điểm.

+ Đội nào xong trước được cộng 2 điểm.

Đội nào nhiều điểm hơn giành chiến thắng.

- GV trình bày cho HS thấy việc phân loại thống kê phụ thuộc vào các yêu tố nào thông qua phần Nhận xét

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm 

+ Khái niệm phân loại dữ liệu;

+ Cách phân loại dữ liệu.

II. Phân loại và tổ chức dữ liệu

HĐ2

- Dữ liệu là số liệu: 11;14;14;5;6;13

- Dữ liệu không phải là số liệu: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và Miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Trong các dữ liệu thống kê thu thập được:

- Có những dữ liệu thống kê là số (số liệu), những dữ liệu này còn gọi là dữ liệu định lượng.

- Có những dữ liệu thống kê không phải là số, những dữ liệu này còn được gọi là dữ liệu định tính.

 

Ghi nhớ: Phân loại dữ liệu.

Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là Phân loại dữ liệu.

- Dựa trên tiệu chí định tính và định lượng, ta có thể phân loại các dữ liệu thành hai loại:

+ Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực;

+ Dữ liệu định tính được biểu diễn bằng từ, chữ cái, kí hiệu,….

Ví dụ 2: (SGK – tr.5)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.5)

 

Luyện tập 2

- Cá: Cá rô đồng, cá chép, cá thu.

- Lưỡng cư: ếch, nhái, cóc.

- Bò sát: rắn hổ mang, thằn lằn, cá sấu.

- Chim: gà Đông Tảo, chim bồ câu, chim ưng.

- Động vật có vú: trâu, mèo, sư tử.

 

Nhận xét

Việc phân loại dữ liệu thống kê phụ thuộc vào những tiêu chí đưa ra, hay nói cách khác, phụ thuộc vào mục đích phân loại.

Hoạt động 3: Tính hợp lí của dữ liệu

  1. a) Mục tiêu:

- HS hiểu được các tiêu chí để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu.

- Vận dụng các tiêu chí để thực hiện các bài toán đánh giá tính hợp lí của dữ liệu.

  1. b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐ3, 4; Luyện tập 3 và các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được các tiêu chí để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Bảng 2 và trả lời các yêu cầu của HĐ3

+ ý a) Có nhận xét gì về Email thuhang_chu.vn so với các email còn lại

+ ý b) Điểm số (kết quả của bài kiểm tra) có thể âm được hay không?

 GV trình bày, giảng giải cho HS các tiêu chí để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu.

 

- HS quan sát, đọc và thực hiện Ví dụ 3 theo hướng dẫn trong SGK để củng cố về tính hợp lí của dữ liệu.

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày, phân tích và lý giải lại đáp án của Ví dụ.

+ GV nhận xét.

- GV (trình chiếu) cho HS quan sát Hình 1 và thực hiện yêu cầu trong HĐ4

+ Tổng tỉ lệ của các loại sách là bao nhiêu? Có hợp lí khi biểu diễn như vậy không?

+ GV chỉ định 1 HS trả lời câu hỏi và lí giải câu trả lời đó.

+ GV chốt đáp án.

 

- GV mời 1 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.

+ GV giải thích, giảng giải cho HS về các tiêu chí toán học cần có để đáp ứng tính hợp lí của dữ liệu.

 

- HS đọc và tìm hiểu Ví dụ 4 theo hướng dẫn của SGK.

+ GV chỉ định một HS đứng tại chỗ phân tích đề bài và trả lời: Ví dụ 4 cho chúng ta biết về điều gì về số liệu HS đăng ký tham gia hoạt động ngoại khóa?

- GV trình chiếu nội dung của Luyện tập 3 cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu.

+ Tổng số nhân viên của cử hàng là bao nhiêu?

+ Tổng số nhân viên làm theo ca mà cửa hàng thống kê là bao nhiêu?

+ Kết luận về tính hợp lí của số liệu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS. 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm 

+ Các tiêu chí để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu.

3. Tính hợp lí của dữ liệu

HĐ3

a) Dữ liệu thuhang_chu.vn là không hợp lí vì dữ liệu đó không đúng với định dạng của email.

b) Dữ liệu -6 không hợp lí vì kết quả một bài kiểm tra không được là số âm.

 

Nhận xét

Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta cần đưa ra các tiêu chí đánh giá, chẳng hạn như những dữ liệu phải :

+ Đúng định dạng ;

+ Nằm trong phạm vi dự kiến ;

+ Phải có tính đại diện đối với vấn đề cần thống kê.

Ví dụ 3 : (SGK – tr.6)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.6)

 

HĐ4

Những số liệu bạn Châu nêu ra trong biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 1 là chưa chính xác. Vì tổng tất cả tỉ lệ của các số liệu thành phần là 95% không phải 100%.

Ghí nhớ

- Để đánh giá tính hợp lí của dữ liệu, ta có thể dựa vào mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu.

- Để đảm bảo tính hợp lí, dữ liệu cần phải đáp ứng đúng các tiêu chí toán học đơn giản như :

+ Tổng tất cả các số liệu thành phần phải bằng số liệu của toàn thể.

+ Số lượng của bộ phận phải nhỏ hơn số lượng của toàn thể.

Ví dụ 4 : (SGK – tr.6 + 7)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.7)

 

Luyện tập 3

Tổng số nhân viên của cửa hàng là 16, mỗi nhân viên chỉ làm 1 ca, mà quản lí thống kê tổng 3 ca có 6+6+5=17 là không hợp lí.


=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TOÁN 8 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint bài: HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Những hình khối có dạng như Hình 11 thường được gọi là hình gì?

BÀI 2: HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hình chóp tứ giác đều

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều

Thể tích của hình chóp tứ giác đều

  1. HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

Hình chóp tứ giác đều là gì?

               Thực hiện các họat động sau:

  1. a) Vẽ trên giấy (hay bìa mỏng) 4 hình tam giác với các cạnh và vị trí như ở Hình 12;
  2. b) Cắt rời theo đường viền (màu đỏ), của hình vừa vẽ (phần tô màu) và gấp lại để được hình chóp tam giác đều như ở Hình 13;
  3. c) Quan sát hình chóp tam giác đều ở Hình 13 và nêu số mặt, số cạnh của hình chóp tam giác đều đó.

Nhận xét: Hình chóp tam giác đều có 5 mặt, 8 cạnh.

               Quan sát hình chóp tứ giác đều ở Hình 14 và đọc tên các mặt, các cạnh, đỉnh của hình chóp tứ giác đó.

Nhận xét: Ở Hình 4, ta có;

– Hình chóp tứ giác đều S.ABCD

– Mặt đáy ABCD là một hình vuông;

– Các mặt bên là SAB, SBC, SCD, SDA là những tam giác cân tại S.

– Các cạnh đáy AB, BC, CD, DA bằng nhau.

– Các cạnh bên SA, SB, SC, SC bằng nhau.

– S gọi là đỉnh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

  1. DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD. Tổng diện tích của các tam giác (mặt bên) SAB, SBC, SCD, SDA gọi là diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều S.ABCD.

Gọi SM, SN, SP, SQ lần lượt là đường cao của các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA (Hình 15). Mỗi đoạn thẳng SM, SN, SP, SQ đều được gọi là trung đoạn của hình chóp tứ giác đều S.ABCD

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều bằng nửa tích của chu vi đáy với độ dài trung đoạn.

Tức là:

Trong đó:  là diện tích xung quanh, C là chu vi đáy, d là độ dài trung đoạn của hình chóp tứ giác đều.

Ví dụ 1 (SGK – tr85)

Cho một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng 6 cm và độ dài trung đoạn bằng 7 cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó

Giải

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều:

Sxq =  . (6 . 4) . 7 = 84 (cm2)

Luyện tập

Cho một hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm và độ dài trung đoạn bằng 15 cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều đó

Giải

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều:

Sxq =  . (10 . 4) . 15 = 300 (cm2)

III. THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP TỨ GIÁC ĐỀU

Xét vật thể có dạng hình chóp tứ giác đều S.ABCD như Hình 16. Thả dây dọi từ đỉnh S của hình chóp đó sao cho quả dọi chạm mặt đáy của hình chóp tại điểm O.

Ta gọi độ dài đoạn thẳng SO là chiều cao của hình chóp tam giác đều S.ABC

Thể tích của hình chóp tứ giác đều bằng một phần ba tích của diện tích đáy với chiều cao.

Tức là,

Trong đó: V là thể tích, S là diện tích đáy, h là chiều cao của hình chóp tứ giác đều.

Ví dụ 2 (SGK – tr86)

Một khối rubik có dạng hình chóp tam giác đều với diện tích đáy khoảng 22,45 cm2 và chiều cao khoảng 5,88 cm (Hình 8). Tính thể tích của khối rubik đó.

Giải

Thể tích của hộp quà đó là:

V  . 82 . 9 = 192 (cm3)

LUYỆN TẬP

 => Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều
Giáo án kì 2 Toán 8 Cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án toán 8 cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: iáo án toán 8 cánh diều, tải giáo án toán 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 toán 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử toán 8 kì 2 CD

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay