Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: ĐIỆN TRƯỜNG

BÀI 11: ĐỊNH LUẬT COULOMB VỀ TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Điện tích điểm là

  1. vật có kích thước rất nhỏ.    
  2. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
  3. vật chứa rất ít điện tích.       
  4. điểm phát ra điện tích.

Câu 2: âu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

  1. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        
  2. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.
  3. hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau
  4. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

Câu 3: Điện tích có đơn vị là:

  1. N.          
  2. m.          
  3. C.          
  4. N.m.

Câu 4: Hai điện tích trái dấu sẽ:

  1. hút nhau.
  2. đẩy nhau.
  3. không tương tác với nhau.
  4. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 5: Hai điện tích cùng dấu sẽ:

  1. hút nhau.
  2. đẩy nhau.
  3. không tương tác với nhau.
  4. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 6: Hằng số điện môi của không khí có thể coi:

  1. ε = 0.
  2. ε < 0.
  3. ε > 0.
  4. ε ≈ 1.

Câu 7: Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là:

  1. F =
  2. F =
  3. F =
  4. F =

Câu 8: Chọn phát biểu sai?

  1. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
  2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
  3. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
  4. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.

Câu 9: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?

  1. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
  2. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
  3. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
  4. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Câu 10: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

  1. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
  2. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
  3. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
  4. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Hai điện tích q1 và q2 đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. q1và q2cùng là điện tích dương hoặc cùng là điện tích âm.
  2. q1là điện tích âm và q2là điện tích dương.
  3. q1là điện tích dương và q2là điện tích âm.
  4. q1.q2= 0.

Câu 2: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

  1. q1> 0 và q2> 0.
  2. q1.q2< 0.
  3. Nếu q1là điện tích âm thì q2là điện tích dương.
  4. Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong chân không là: F =

Câu 3: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  1. Độ lớn của các điện tích.   
  2. Dấu của các điện tích.
  3. Bản chất của điện môi.    
  4. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 4: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  1. Độ lớn của các điện tích.
  2. Dấu của các điện tích.

III. Bản chất của điện môi.    

  1. Khoảng cách giữa hai điện tích.
  2. Độ lớn của các điện tích và dấu của các điện tích.
  3. Độ lớn của các điện tích; bản chất của điện môi và khoảng cách giữa hai điện tích.
  4. Độ lớn của các điện tích, dấu của các điện tích và bản chất của điện môi.
  5. Độ lớn của các điện tích, dấu của các điện tích, bản chất của điện môi và khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 5: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 4 lần thì độ lớn lực Cu – lông

  1. tăng 4 lần.
  2. giảm 4 lần.
  3. giảm 8 lần.
  4. tăng 16 lần.

Câu 6: Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 9 lần thì khoảng cách giữa chúng phải

  1. tăng 2 lần.
  2. tăng 3 lần.
  3. giảm 3 lần.
  4. giảm 2 lần.

Câu 7: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không tăng lên 2 lần, đồng thời tăng độ lớn mỗi điện tích lên 2 lần thì lực điện giữa chúng:

  1. tăng 2 lần.
  2. giảm 2 lần.
  3. tăng 4 lần.
  4. không thay đổi.

Câu 8: Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F’ với

  1. F' = F.
  2. F' = 2F.
  3. F' = 0,5F.
  4. F' = 0,25F.

Câu 9: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

  1. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
  2. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
  3. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.
  4. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

Câu 10: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

  1. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
  2. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
  3. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
  4. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C và q2= 3.10-8 C đặt cách nhau 3 cm trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích là:

  1. 54.10-2N.
  2. 1,8.10-2N.
  3. 5,4.10-3N.
  4. 2,7.10-3N.

Câu 2: Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10-4 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng

  1. hút nhau một lực 5 N.          
  2. hút nhau một lực 45 N.
  3. đẩy nhau một lực 45 N.                 
  4. đẩy nhau một lực 9 N.

Câu 3: Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

  1. đẩy nhau một lực 8,1.10-4N.         
  2. hút nhau một lực 8,1.10-4N.
  3. đẩy nhau một lực 4 N.         
  4. đẩy nhau một lực 4.10-4N.

Câu 4: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

  1. 3 m.                
  2. 30 m.               
  3. 300 m.             
  4. 3000 m.

Câu 5: Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

  1. 0,3 cm.           
  2. 3 cm.               
  3. 3 m.                 
  4. 0,03 m.

Câu 6: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

  1. hút nhau 1 lực bằng 42 N.
  2. đẩy nhau một lực bằng 42 N.
  3. hút nhau một lực bằng 20 N.
  4. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.

Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 6 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 3 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

  1. 1.           
  2. 2.           
  3. 3.           
  4. 4.

Câu 8: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 10 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 20 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là

  1. 1 N.       
  2. 2 N.       
  3. 3 N.       
  4. 4 N.

Câu 9: Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

  1. 4,2.10-3C.                          
  2. 4,2.10-4C .        
  3. 4,2.10-5C .
  4. 4,2.10-6C.

Câu 10: Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng

  1. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N
  2. là lực hút, có độ lớn 0,9N
  3. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N
  4. là lực đẩy có độ lớn 0,9N

Câu 11: Hai điện tích điểm q1=2,5.10-6C và q2=4.10-6C đặt gần nhau trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 1,44N. Khoảng cách giữ hai điện tích là:

  1. 25cm
  2. 20cm
  3. 12cm
  4. 40cm

Câu 12: Hai điện tích q1 và q2 đặt gần nhau trong chân không có lực tương tác là F. Nếu đặt điện tích q3 trên đường nối q1 và q2 và ở ngoài q2 thì lực tương tác giữa q1 và q2 là F’ có đặc điểm:

  1. F’ > F nếu
  2. F’ < F nếu
  3. F’=F nếu
  4. không phụ thuộc vào q3

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí

(AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm.

  1. 5 N.                 
  2. 0,5 N.              
  3. 0,05 N.
  4. 0,005 N.

Câu 2: Hai điện tích điểm q1=1,5.10−7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10−3N. Giá trị của điện tích q2 là:

  1. 2.10−7C
  2. 2.10−3C
  3. -2.19-7C
  4. −2.10−3C

Câu 3: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau một khoảng r=1 m thì chúng hút nhau một lực F1=7,2 N. Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2=0,9 N. Điện tích của mỗi quả cầu trước khi tiếp xúc là

  1. q1=±5.10−5C,q2=±2.10−5C
  2. q1=±3.10−5C,q2=±5.10−5C
  3. q1=±4.10−5C,q2=±2.10−5C
  4. q1=±5.10−5C,q2=±3.10−5C

Câu 4: Hai điện tích điểm q1=1,5.10-7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10-3N. Giá trị của điện tích q2 là:

  1. 2.10-7C
  2. 2.10-3C
  3. -2.10-7C
  4. -2.10-3C

Câu 5: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau một khoảng 30cm có lực tương tác tĩnh giữa chúng là F. Nếu nhúng chúng trong dầu có hằng số điện môi là 2,25, để lực tương tác giữa chúng vẫn là F thì khoảng cách giữa các điện tích là:

  1. 20cm
  2. 10cm
  3. 25cm
  4. 15cm

Câu 6: Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:

  1. q1=7.10-6C; q2=10-6C
  2. q1=q2=4.10-6C
  3. q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C
  4. q1=3.10-6C ; q2=5.10-6C

 

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay