Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời Bài 2: Phương trình dao động điều hoà

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Phương trình dao động điều hoà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

BÀI 2: PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

  1. cùng tần số và cùng pha với li độ.
  2. cùng tần số và ngược pha với li độ.
  3. khác tần số và vuông pha với li độ.
  4. khác tần số và cùng pha với li độ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

  1. Trong dao động điều hòa li độ và vận tốc luôn trái dấu.
  2. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.
  3. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.
  4. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.

Câu 3: Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt+φ). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc dao động v và li độ x có dạng

  1. elip.
  2. parabol.
  3. đường thẳng.
  4. đường cong.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

  1. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng dấu.
  2. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn cùng dấu.
  3. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn trái dấu.
  4. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn trái dấu.

Câu 5: Phương trình x = Acos() cm biểu diễn dao động điều hoà của một chất điểm. Gốc thời gian đã được chọn khi

  1. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng.
  2. li độ x = A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng.
  3. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng về vị trí cân bằng.
  4. li độ x = -A/2 và chất điểm đang chuyển động hướng ra xa vị trí cân bằng.

Câu 6: Hai chất điểm (1) và (2) cùng xuất phát từ gốc tọa độ và bắt đầu dao động điều hoà cùng chiều dọc theo trục Ox với cùng biên độ nhưng với chu kì lần lượt là 3 s và 6 s. Khi chúng gặp nhau thì tỉ số tốc độ của vật một so với vật hai là

A..

  1. .
  2. .
  3. .

Câu 7: Vật dao động điều hòa khi

  1. qua vị trí cân bằng tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc bằng 0.
  2. ở hai biên tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc bằng 0.
  3. qua vị trí cân bằng tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0.
  4. qua vị trí cân bằng tốc độ bằng 0, độ lớn gia tốc cực đại.

Câu 8: Vật dao động điều hòa khi đi từ biên độ dương về vị trí cân bằng thì

  1. li độ vật giảm dần nên gia tốc của vật có giá trị dương.
  2. li độ vật có giá trị dương nên vật chuyển động nhanh dần.
  3. vật đang chuyển động nhanh dần vì vận tốc của vật có giá trị dương.
  4. vật đang chuyển động ngược chiều dương và vận tốc có giá trị âm.

Câu 9: Con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương ngang, tốc độ vật triệt tiêu khi

  1. lực tác dụng vào vật bằng 0.
  2. lò xo có chiều dài tự nhiên.
  3. độ lớn li độ cực đại.
  4. gia tốc vật bằng 0.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến

  1. tần số dao động.
  2. động năng cực đại
  3. vận tốc cực đại.
  4. gia tốc cực đại.

Câu 11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của gia tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng là

  1. đoạn thẳng.
  2. đường thẳng.
  3. đường hình sin.
  4. đường parabol.

Câu 12: Chọn kết luận đúng khi nói về dao động điều hoà cuả con lắc lò xo:

  1. Vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
  2. Gia tốc tỉ lệ thuận với thời gian.
  3. Quỹ đạo là một đoạn thẳng.
  4. Quỹ đạo là một đường hình sin.

Câu 13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc theo li độ trong dao động điều hoà có dạng là

  1. đường parabol.
  2. đường tròn.
  3. đường elip.
  4. đường hypebol.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Một vật dao động theo phương trình x = 4.cos() (cm) (t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 2cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

  1. 1,2 cm.
  2. -3 cm.
  3. -2 cm.
  4. 5 cm.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc ω. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có toạ độ dương và có vận tốc bằng − . Phương trình dao động của vật là

  1. x = Acos(ωt + ) cm
  2. x = Acos(ωt + ) cm
  3. x = Acos(ωt + ) cm
  4. x = Acos(ωt + ) cm

Câu 3: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(t − ) (cm) (cm) (t tính bằng giây). Thời điểm vật đi qua vị trí có li độ x=2cm theo chiều âm lần thứ 2 là

  1. 5s.
  2. 6s.
  3. 7s.
  4. 8s.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x = 10cos2πt (cm). Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là:

  1. 10 cm.
  2. 30 cm.
  3. 40 cm.
  4. 20 cm.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cosπt (cm,s). Tốc độ của vật có giá trị cực đại là bao nhiêu?

  1. –5π cm/s.
  2. 5π cm/s.
  3. 5 cm/s.
  4. 5/π cm/s.

Câu 6: Chọn phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà:

  1. Vận tốc luôn trễ pha so với gia tốc.
  2. Gia tốc sớm pha góc so với li độ.
  3. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau.
  4. Vận tốc luôn sớm pha so với li độ.

 

Câu 7: Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T= 3,14s và biên độ A= 1m. Tại thời điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó có độ lớn bằng

  1. 2 m/s.
  2. 0,5 m/s.
  3. 3 m/s.
  4. 1 m/s.

Câu 8: Vận tốc của một vật dao động điều hoà khi đi qua vị trí cân bằng là 1 cm/s và gia tốc của vật khi ở vị trí biên là 1,57 cm/s2 . Chu kì dao động của vật là

  1. 3,14 s.
  2. 6,28 s.
  3. 4 s.
  4. 2 s.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc của vật là v1 = 40 cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng thì vận tốc của vật là v2 = 50 cm/s. Tần số của dao động điều hòa là

  1. Hz.
  2. Hz.
  3. Hz.
  4. 10 Hz.

Câu 10: Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng với biên độ dao động là A và chu kì T. Tại điểm có li độ x  tốc độ của vật là

A.

C.

D.

Câu 11: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2t + ) (cm). Vận tốc của vật khi có li độ x = 3 cm bằng

  1. 12,56 cm/s.
  2. 25,12 cm/s.
  3. 25,12 cm/s.
  4. 12,56 cm/s

Câu 12: Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x = 5cos(2t + ) (cm). Lấy  = 10. Gia tốc của vật khi có li độ x = 3 cm là

  1. -120 cm/s2.
  2. 1,20 m/s2.
  3. -60 cm/s2.
  4. -12 cm/s2.

Câu 13: Tại thời điểm khi vật thực hiện dao động điều hòa có vận tốc bằng  vận tốc cực đại thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn là

C.

  1. A

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 4cos(t + ) (cm) (t đo bằng giây). Từ thời điểm t = 0 (s) đến thời điểm t = 5 (s) vật đi qua vị trí x = − 2 cm là

  1. 3 lần trong đó 1 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.
  2. 4 lần trong đó 2 lần đi theo chiều dương và 2 lần đi theo chiều âm.
  3. 5 lần trong đó 2 lần đi theo chiều dương và 3 lần đi theo chiều âm.
  4. 6 lần trong đó 3 lần đi theo chiều dương và 3 lần đi theo chiều âm.

Câu 2: Một vật dao động điều hoà dọc theo phương trình x = 5cos(t − )(cm). Kể từ thời điểm t = 0, sau thời gian bao lâu thì vật đi được quãng đường 7,5 cm?

  1. 1 s.
  2. 1,25 s.
  3. 3,32 s.
  4. 4,15 s.

Câu 3: Một dao động điều hòa x = Acos(ωt − ), sau thời gian vật trở lại vị trí ban đầu và đi được quãng đường 8 cm. Tìm quãng đường đi được trong giây thứ 2013.

  1. 2 cm.
  2. 4 cm.
  3. 8 cm.
  4. 16 cm.

Câu 4: Vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Lúc t = 0 vật có vận tốc v1 = +1,5 m/s và thế năng đang giảm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì vật có gia tốc bằng − 15π(m/s2)?

  1. 0,01 s.
  2. 0,02 s.
  3. 0,05 s.
  4. 0,15 s.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Thời gian dài nhất để vật đi được quãng đường có độ dài 7A là

Câu 6: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 14 cm với chu kì 1 s. Từ thời điểm vật qua vị trí có li độ 3,5 cm theo chiều dương đến khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu lần thứ hai, vật có tốc độ trung bình là

  1. 27 cm/s.
  2. 35 cm/s.
  3. 70 cm/s.
  4. 91 cm/s.

Câu 7: Một vật dao động với phương trình x = 6cos() (cm). Tính từ t = 0 thời điểm lần thứ 2013 vật có tốc độ 10π cm/s là

  1. 302,18 s.
  2. 200,16 s.
  3. 301,85 s.
  4. 205,71 s.

Câu 8: Một vật nhỏ dao động mà phương trình vận tốc v = 5πcos(πt + ) (cm/s). Tốc độ trung bình của vật tính từ thời điểm ban đầu đến vị trí động năng bằng  thế năng lần thứ hai là

  1. 6,34 s.                       
  2. 12,34 s.
  3. 17,02 s.                    
  4. 21,93 s.

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một vật dao động theo phương trình x=4.cos() (cm) (t đo bằng giây). Tại thời điểm t1 li độ là 2√3cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

  1. 1,2 cm.
  2. -3 cm.
  3. -2 cm.
  4. 5 cm.

Câu 2: Vật dao động điều hòa với vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Lúc t = 0 vật có vận tốc v1=+1,5 m/s và thế năng đang giảm. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì vật có gia tốc bằng − 15π(m/s2)?

  1. 0,01 s.
  2. 0,02 s.
  3. 0,05 s.
  4. 0,15 s.

Câu 3: Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10 cm và thực hiện được 50 dao động trong thời gian 78,5 giây. Tìm vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x = -3 cm theo chiều hướng về vị trí cân bằng.

  1. v = 0,16 cm/s; a = 48 cm/s2.
  2. v = 16 m/s; a = 48 cm/s2.
  3. v = 0,16 m/s; a = 48 cm/s2.
  4. v = 0,16 m/s; a = 0,48 cm/s2.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà với tần số bằng 4 Hz và biên độ dao động 10 cm. Độ lớn gia tốc cực đại của chất điểm bằng

  1. 2,5 m/s2.
  2. 6,31 m/s2.
  3. 63,1 m/s2.
  4. 25 m/s2.

 

=> Giáo án Vật lí 11 chân trời bài 2: Phương trình dao động điều hoà

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay