Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều Bài tập chủ đề 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài tập chủ đề 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 9 cánh diều

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 4)

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là gì?

  1. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn không thay đổi.
  2. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn biến thiên.
  3. Khi không có đường từ xung quanh tiết diện của cuộn dây dẫn.
  4. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đủ lớn để tạo ra dòng điện cảm ứng.

Câu 2: Dòng điện xoay chiều được tạo ra như thế nào?

  1. Duy trì sự biến thiên số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín.
  2. Duy trì số đường sức từ luôn tăng dần.
  3. Giữ cho cuộn dây không có đường sức từ đi qua.
  4. Duy trì số đường sức từ qua cuộn dây dẫn kín không đổi.

Câu 3: Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây dẫn kín thì cuộn dây hút được các vật bằng sắt, thép,…điều này chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng gì?

  1. Tác dụng nhiệt.
  2. Tác dụng sinh lí.
  3. Tác dụng phát sáng.
  4. Tác dụng từ.

Câu 4: Tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều thường được ứng dụng ở đâu?

  1. Trong y học để chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe.
  2. Trong các thiết bị điện như chuông điện, rơ-le điện,…
  3. Trong các thiết bị làm nóng như máy sưởi, máy sấy tóc,…
  4. Trong các thiết bị chiếu sáng.

Câu 5: Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì khi chạy qua bếp hồng ngoại?

  1. Tác dụng từ.
  2. Tác dụng nhiệt.
  3. Tác dụng sinh lí.
  4. Tác dụng phát sáng.

Câu 6: Thiết bị nào dưới đây hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của nguồn điện?

  1. Đèn LED.
  2. Bếp từ.
  3. Máy giặt.
  4. Bàn là.

Câu 7: Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là gì?

  1. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
  2. Hiện tượng tự cảm.
  3. Hiện tượng quang phổ.
  4. Hiện tượng từ trường.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Hiện tượng cảm ứng điện từ được phát hiện bởi nhà bác học nào?

  1. Michael Faraday.
  2. Thomas Edison.
  3. Nikola Tesla.
  4. Benjamin Franklin.

Câu 2: Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Quay nam châm vĩnh cửu trước cuộn dây dẫn.
  2. Dịch chuyển nam châm vĩnh cửu lại gần hoặc ra xa cuộn dây.
  3. Trong khi ngắt công tắc điện của nam châm điện nối với cuộn dây.
  4. Giữ yên nam châm vĩnh cửu trong lòng cuộn dây.

Câu 3: Khi nam châm và cuộn dây dẫn đứng yên

  1. Không có các đường sức từ xung quanh nam châm.
  2. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây không thay đổi.
  3. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng lên.
  4. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây giảm đi.

Câu 4: Dòng điện xoay chiều có tần số trong khoảng nào được dùng trong phục hồi chức năng?

  1. Lớn hơn 5 kHz.
  2. Lớn hơn 10 kHz.
  3. Lớn hơn 20 kHz.
  4. Lớn hơn 30 kHz.

Câu 5: Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?

  1. Đèn huỳnh quang.
  2. Máy sưởi.
  3. Máy sấy tóc.
  4. Rơ-le điện.

Câu 6: Tác dụng nhiệt trong thiết bị nào sau đây là có lợi?

  1. Máy giặt.
  2. Bóng đèn LED.
  3. Tivi.
  4. Nồi cơm điện.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Trong thí nghiệm dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện, trường hợp nào sau đây làm xuất hiện dòng điện cảm ứng?

  1. Sau khi ngắt công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.
  2. Công tắc điện nối cuộn dây với bộ nguồn đang mở.
  3. Trong khi ngắt công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.
  4. Sau khi đóng công tắc nối cuộn dây với bộ nguồn.

Câu 2: Hiện tượng cảm ứng điện từ có thể dùng để chế tạo

  1. kính viễn vọng.
  2. bóng đèn.
  3. động cơ mô tô.
  4. máy phát điện.

Câu 3: Dụng cụ sử dụng dòng điện xoay chiều nào dưới đây hoạt động dựa trên cùng tác dụng với bàn là?

  1. Lò nướng.
  2. Loa điện.
  3. Bút thử điện.
  4. Máy đốt điện cao tần.

Câu 4: Trong các tác dụng của dòng điện xoay chiều, tác dụng nào không thể hoạt động nếu thay vào đó là dòng điện một chiều?

  1. Tác dụng nhiệt.
  2. Tác dụng từ.
  3. Tác dụng sinh lí.
  4. Tác dụng phát sáng.

Câu 5: Dùng một thanh nam châm và một vòng dây dẫn như hình bên. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong những thời gian nào?

  1. Trong thời gian đưa nam châm lại gần vòng dây.
  2. Trong thời gian giữ cố định nam châm ở gần vòng dây.
  3. Trong thời gian giữ cố định nam châm trong lòng vòng dây.
  4. Trong thời gian nam châm ở xa vòng dây.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 4)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay