Trắc nghiệm bài 1: Khái quát nhà ở

Công nghệ 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Khái quát nhà ở. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án powerpoint công nghệ 6 kết nối tri thức

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Vai trò của nhà ở đối với con người là gì?

A. Để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

B. Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không để ở.

C. Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2. Nhà ở có đặc điểm chung về

A. Kiến trúc và màu sắc.

B. Cấu tạo và cách bố trí không gian bên trong.

C. Vật liệu xây dựng và cấu tạo.

D. Kiến trúc và cách bố trí không gian bên trong.

 

Câu 3. Khu vực nào sau đây thuộc khu vực của nhà ở?

A. Nơi cất giữ đồ dùng dạy học

B. Nơi đóng phí

C. Nơi ngủ nghỉ của các thành viên trong gia đình

D. Nơi làm thủ tục, hồ sơ

 

Câu 4. Nhà ở của Việt Nam có bao nhiêu dạng?

A. 2

B. 3

C. 5

D. 7

 

Câu 5. Phần nào sau đây của ngôi nhà nằm dưới sâu mặt đất?

A. Khung nhà

B. Mái nhà

C. Sàn nhà

D. Móng nhà

 

Câu 6. Phần nào sau đây cả ngôi nhà có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ các bộ phận bên dưới?

A. Tường nhà

B. Mái nhà

C. Sàn nhà

D. Móng nhà

 

Câu 7. Kiểu nhà nào sau đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư

B. Nhà nổi

C. Nhà sàn

D. Nhà mặt phố

 

Câu 8. Kiểu nhà nào được thiết kế có hệ thống phao dưới sàn giúp nhà có thể nổi trên mặt nước?

A. Nhà sàn

B. Nhà chung cư

C. Nhà nổi

D. Nhà bê tông

 

Câu 9. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt nào?

A. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

B. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

C. Khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

D. Khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh

 

Câu 10. Phần không gian trong ngôi nhà được giới hạn bằng vật nào?

A. Bức tường hoặc hàng cột

B. Xà nhà

C. Sàn nhà

D. Cửa ra vào

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Nhà ở có vai trò vật chất vì:

A. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.

B. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.

C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.

D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

 

Câu 2. Phòng khách của ngôi nhà có chức năng gì?

A. Là nơi ngủ nghỉ của các thành viên

B. Là nơi nấu ăn của gia đình

C. Là nơi tiếp khách, xem truyền hình, nghe nhạc, giải trí của các thành viên

D. Là nơi vệ sinh cá nhân

 

Câu 3. Nhà ở nông thôn không có đặc điểm nào?

A. Có 2 nhà: nhà chính và nhà phụ

B. Chuồng trại chăn nuôi xây chung với nhà chính

C. Chuồng trại chăn nuôi và vệ sinh thường xa nhà, tránh hướng gió

D. Nhà phụ có bếp, chỗ để dụng cụ

 

Câu 4. Ý nào dưới đây đúng khi nói về móng nhà?

A. Tên gọi khác là nền móng

B. Chức năng là chịu tải trọng trực tiếp của các công trình, đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc của công trình

C. Là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà

D. Tất cả đáp án trên

 

Câu 5. Vai trò khác biệt của nhà sàn so với vai trò của các kiến trúc nhà khác là?

A. Cất giữ công cụ lao động

B. Tránh thú dữ

C. Là nơi sinh hoạt chung, để ở và nấu ăn

D. Vừa ở vừa kinh doanh

 

Câu 6. Dòng nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của các kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam?

A. Ở thành thị, nhà ở thường là nhà cấp bốn, gồm nhà chính, nhà phụ và sàn. Nhà chính thường quay về hướng nam.

B. Ở thành thị, nhà ống là kiến trúc phổ biến, thường được xây dựng hướng ra mặt đường phố để vừa làm chỗ ở, vừa làm kinh doanh.

C. Ở miền núi, nhà sàn là phổ biến, là kiến trúc truyền thống của người dân tộc ở vùng cao.

D. Nhà ở chung cư được xây dựng thành các căn hộ và không gian chung như khu để xe, khu mua bán, khu giải trí...

 

Câu 7. Vì sao nhà ở mặt phố thường được thiết kế nhiều tầng?

A. Vì nhà nhiều tầng có giá trị thẩm mĩ, sang trọng hơn

B. Vì nhiều người thích ở trên cao

C. Mật độ dân cư cao nên chú trọng tiết kiệm đất, tận dụng không gian theo chiều cao

D. Tất cả đáp án trên

 

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du Bắc Bộ.

 

Câu 2. Nhà sàn phù hợp với những vùng nào ở nước ta?

A. Các vùng núi Tây Nguyên, Tây Bắc

B. Vùng nhiều kênh rạch miền Tây Nam Bộ

C. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

D. Vùng đồng bằng sông Hồng

 

Câu 3. Kiến trúc nào sau đây không phải là kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam?

A. Nhà cấp bốn

B. Nhà ba gian

C. Nhà trên xe

D. Nhà nổi

 

Câu 4. Khu vực tiếp khách cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Kín đáo, sạch sẽ, có thể xa nhà ở, cuối hướng gió

B. Rộng rãi, thoáng mát, đẹp, trung tâm

C. Yên tĩnh, kín đáo, sáng sủa

D. Sạch sẽ, thoáng mát

 

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1. Nhà của người miền Bắc nông thôn thời xưa có đặc điểm gì?

A. Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể xây dựng gần bờ sông, kênh rạch.

B. Kiến trúc đơn giản, khuôn viên nhà thường được bố trí liên hoàn gồm nhà, sân, vườn, ao.

C. Thường có ít nhất ba gian, mái nhà có độ dốc lớn một phần để thoát nước mưa, một phần dành không gian phía trên đó để cất giữ lương thực.

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2. Nhà làm bằng lá, chia thành các vách, sân vườn rộng rãi, có thể xây dựng gần bờ sông, kênh rạch... là đặc điểm kiến trúc nhà ở của vùng miền nào sau đây?

A. Miền Bắc

B. Miền Nam

C. Miền Trung

D. Tất cả các miền

 

Câu 3. Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây có hình tượng mái nhà?

A. Con không cha như nhà không nóc

B. Trạch địa nhi cư

C. Gần nước hướng về mặt trời

D. An cư lạc nghiệp

 

Câu 4. Câu thành ngữ “Màn trời chiếu đất” có ý nghĩa gì?

A. Chỉ cảnh ngộ của những người không có màn và chiếu để đi ngủ

B. Chỉ cảnh ngộ của những người phải sống ở ngoài trời

C. Chỉ cảnh ngộ của nhưng người nghèo không nhà cửa hoặc người có nhà nhưng bị hủy hoại bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai.

D. Chỉ cảnh ngộ của những người không nơi nương tựa

 

Câu 5. Mô hình nhà nào dưới đây được xây dựng để giảm bớt những tác hại của biến đổi khí hậu?

A. Nhà container

B. Nhà liền kề

C. Nhà chống lũ

D. Biệt thư, villa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay