Trắc nghiệm bài 2 CTST: Thông tin trong môi trường số

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Thông tin trong môi trường số. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BÀI 2: THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 7 câu)

Câu 1: Nguồn thông tin số khổng lồ, thông dụng nhất hiện nay là

  1. Internet
  2. Sách
  3. Facebook
  4. Zalo

 

Câu 2: Thông tin số là

  1. thông tin được lưu trữ với dung lượng hạn chế bởi nhiều tổ chức, cá nhân
  2. thông tin không thể sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ, được bảo hộ bởi pháp luật
  3. thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số
  4. thông tin được đưa lên bởi một số đối tượng, không thể là sai lệch.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

  1. Có thể truy cập từ xa
  2. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm
  3. Nhiều người có thể truy cập đồng thời
  4. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả

Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố cơ bản để nhận biết về độ tin cậy của thông tin trên Internet?

  1. Lượt xem
  2. Tác giả
  3. Mục đích của bài viết
  4. Trích dẫn

Câu 5: “….. từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải sẽ có độ tin cậy cao hơn”

Cụm từ thích hợp để điền vào ….. là

  1. tác giả
  2. tính cập nhật
  3. trích dẫn
  4. nguồn thông tin

Câu 6: “Bài viết có ….. nguồn thông tin sử dụng trong bài, cung cấp dẫn chứng để xác minh sẽ có độ tin cậy cao hơn”

Cụm từ thích hợp để điền vào ….. là

  1. nguồn thông tin
  2. mục đích
  3. tính cập nhật
  4. trích dẫn

Câu 7: Tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy là

  1. đưa ra được quyết định phù hợp
  2. sử dụng nguồn thông tin sai lệch
  3. hành động không phù hợp
  4. suy nghĩ không phù hợp

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp văn bản có đuôi là

  1. .mp3
  2. .jpg
  3. .doc
  4. .mov

Câu 2: Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp âm thanh có đuôi là

  1. .mp4
  2. .mp3
  3. .htm
  4. .png

Câu 3: Thông tin được lưu trữ dưới dạng tệp hình ảnh không có đuôi nào dưới đây

  1. .wma
  2. .jpg
  3. .gif
  4. .png

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phải của phần mềm bảng tính?

  1. Sắp xếp và lọc dữ liệu
  2. Biểu diễn dữ liệu dưới dạng biểu đồ, đồ thị
  3. Cho phép thực hiện hiệu quả việc tính toán
  4. Nhanh chóng tìm kiếm thông tin trên Internet bằng hình ảnh

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không phải là lí do thông tin số dễ bị vi phạm bản quyền?

  1. Thông tin số dễ dàng sao chép
  2. Thông tin số có thể chỉnh sửa
  3. Thông tin số được pháp luật bảo hộ
  4. Thông tin số được chia sẻ rộng rãi

Câu 6: Vì sao thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để?

  1. Vì đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích rất khác nhau
  2. Vì việc sao lưu có thể được thực hiện tự động bởi tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, dịch vụ
  3. Vì thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng
  4. Vì có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai

  1. Những bài viết tác giác có trình độ kinh nghiệm kém về lĩnh vực có bài viết thường có độ tin cậy cao hơn
  2. Những bài viết không có mục đích quảng cáo thường có độ tin cậy cao hơn
  3. Những bài viết không nhằm mục đích bôi nhọ tổ thức thường có độ tin cậy cao hơn
  4. Bài viết đính chính thông tin đã đăng tải thường có độ tin cậy cao hơn

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về đặc điểm của thông tin số?

  1. Có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả
  2. Đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều
  3. Không có tính bản quyền, độ tin cậy giống nhau
  4. Được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân

Câu 3: Thông tin trong trường hợp nào dưới đây là đáng tin cậy?

  1. Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế
  2. Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác
  3. Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của chính phủ
  4. Thông tin về thay đổi lịch học do giáo viên cung cấp

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây sai?

  1. Thông tin số có nhiều loại như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,…
  2. Ảnh kĩ thuật số có thể được chỉnh sửa bằng phần mềm xử lí ảnh
  3. Không có công cụ chuyển đổi từ chữ viết sang giọng nói
  4. Thông tin trên Internet có thể được sao chép dễ dàng, lưu trữ ở nhiều nơi

Câu 5: Thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau vì

  1. Các bài viết trên Internet được lan truyền rộng rãi, nhanh chóng đến người dùng mạng trên khắp cả nước
  2. Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng, nhanh chóng bằng máy tìm kiếm
  3. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng
  4. Thông tin số được lưu trữ bằng các loại tệp rất đa dạng như tệp văn bản, tệp âm thanh, tệp hình ảnh, tệp video,…

4. VẬN DỤNG CAO ( 2 câu)

Câu 1: Thông tin giả, sai sự thật trên Internet gây ra những tác hại, ảnh hưởng xấu đến cá nhân, tổ chức cộng đồng. Phát biểu nào dưới đây thể hiện sự khai thác và sử dụng thông tin trên Internet một cách hiệu quả?

  1. Đọc những nguồn thông tin từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, được kiểm duyệt trước khi đăng tải
  2. Sử dụng những thông tin trên trang web có tính chất quảng cáo, bán hàng
  3. Tìm hiểu những bài viết có nội dung chưa được cập nhật, đính chính thông tin đã đăng tải
  4. Nghiên cứu những bài viết có mục đích xâm phạm, bôi nhọ cá nhân

Câu 2: Một tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, đó là vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tràn lan trên Internet. Chỉ cần tìm thông tin về một bệnh nào đó, người dùng sẽ lập tức nhìn thấy quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như “thần dược”. Để chọn lọc, tiếp xúc với những thông tin đáng tin cậy người dùng mạng cần

  1. Chia sẻ thực phẩm chức năng đó khi chưa biết nó có hiệu quả hay không
  2. Tìm hiểu và nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn trong ngành y hay chuyên gia ý tế
  3. Tin tưởng các thực phẩm chức năng sẽ chữa khỏi bệnh dù thực phẩm chức năng đó thiếu các nghiên cứu về tính an toàn
  4. Lan truyền cách chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng khi chưa xác thực thông tin có chính xác hay không

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay