Trắc nghiệm bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời
Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1. Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. hướng tây lúc sáng sớm.
B. hướng đông lúc sáng sớm.
C. hướng bắc lúc sáng sớm.
D. hướng nam lúc sáng sớm.
Câu 2. Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về thời gian quay hết một vòng xung quanh trục của Trái Đất? Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là
A. một tháng
B. một năm
C. một tuần
D. một ngày đêm
Câu 3. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:
A. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
D. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.
Câu 4. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là sai:
A. Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.
B. Mặt Trời mọc ở phía đông vào lúc sáng sớm.
C. Mặt Trời lặn ở phía tây vào lúc chiều tối.
D. Trái Đất quay xung quanh trục của nó một vòng hết hơn một ngày đêm.
Câu 5. Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ
B. Khoảng 12 giờ
C. Khoảng 24 giờ
D. Khoảng 36 giờ
Câu 6. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?
A. Từ hướng Đông sang hướng Tây
B. Từ hướng Tây sang hướng Đông
C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc
D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do:
A. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng Tây
B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây
Câu 2. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:
A. Trái Đất tự quay quanh trục
B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
C. Trục Trái Đất nghiêng
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.
Câu 4. Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
A. Lực đẩy
B. Lực hấp dẫn
C. Lực ma sát
D. Lực kéo
Câu 5. Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
A. Lực đẩy
B. Lực kéo
C. Lực ma sát
D. Lực hấp dẫn
Câu 6. Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?
A. Khi Mặt Trời mọc
B. Khi Mặt Trời lặn
C. Khi ta đứng trên núi
D. Khi quan sát thấy hoàng hôn
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1. Hình 33.1 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi chúng ta nhìn vào cực Bắc, chiều quay của Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Ở vị trí D người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa. Vì ở vị trí này nhận được toàn bộ ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống bề mặt.
B. Ở vị trí B người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí C sẽ dần dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu nữa.
C. Ở vị trí A người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí A sẽ dần dần nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn.
D. Ở vị trí C đang là ban đêm. Vì ta thấy ở vị trí này không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.
Câu 2. Người ở vị trí C trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Mặt Trời mọc
B. Mặt Trời lặn
C. Mặt Trăng khuyết
D. Mặt Trăng tròn
Câu 3. Quan sát hình vẽ và chọn đáp án đúng?
A. Người ở vị trí N thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí M
B. Người ở vị trí M thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí N
C. Người ở vị trí P thấy Mặt trời mọc trước người ở vị trí Q
D. Cả B và C đều đúng
Câu 4. Mặt trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái đất. Tại sao trên Trái Đất có ngày và đêm liên tiếp?
A. vì Mặt trời không chiếu sáng được hết Trái đất do Trái đất quá lớn so với Mặt trời
B. vì chỉ có nửa phần Trái đất hướng về Mặt trời nhận được ánh sáng Mặt trời, nửa còn lại không nhận được ánh sáng Mặt trời
C. vì Trái đất lúc nào cũng quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
D. Cả B và C đều đúng
Câu 5. Người ở vị trí B trong hình, khi ánh sáng Mặt Trời vừa chiếu tới, sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. Mặt Trời mọc
B. Mặt Trời lặn
C. Mặt Trăng khuyết
D. Mặt Trăng tròn
Câu 6. Vào một ngày có nắng, so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ ta thấy:
A. Lúc 8 giờ > 9 giờ > 10 giờ
B. lúc 8 giờ < 9 giờ < 10 giờ
C. tại 3 thời điểm bằng nhau
D. lúc 9 giờ là dài nhất
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1. Vào một ngày tại một nơi Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng và lặn lúc 6 giờ chiều. Em hãy cho biết thời điểm người quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình 33.2 là vào khoảng mấy giờ.
A. 4 giờ
B. 3 giờ
C. 6 giờ
D. 1 giờ
Câu 2. Theo em, hằng ngày ngươi sinh sống ở Hà Nội hay Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước:
A. Hà Nội thấy mặt trời mọc trước
B. Điện Biên thấy mặt trời mọc trước
C. Cả Hà Nội và Điện Biên cùng nhìn thấy một lúc.