Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 9: Lực (P1)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 9: Lực (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9. LỰC (PHẦN 1)

Câu 1. Khi một vận động viên bắt đầu nâng tạ thì người này đã tác dụng vào quả tạt một lực :

  • A. Lực  nén
  • B. Lực đẩy
  • C. Lực kéo
  • D. Lực hút

 

Câu 2. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50N thì thùng hoa quả có khối lượng là bao nhiêu kg ?

  • A. 50 kg
  • B. 5 kg
  • C. 5 yến
  • D. 0,5 kg

 

Câu 3. Mối quan hệ giữa lực hấp dẫn giữa Trái Đất và một vật là

  • A. Lực hấp dẫn giúp vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất
  • B. Lực hấp dẫn kéo vật về phía mặt đất và giữ chúng ở đó
  • C. Lực hấp dẫn kéo vật khỏi mặt trái đất
  • D. Lực hấp dẫn làm cho vật bị biến dạng.

 

Câu 4. Khi gió thổi bay tờ giấy thì tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc nào và lực không tiếp xúc nào ?

  • A. Chịu tác dụng của lực tiếp xúc là lực hút của Trái Đất và không không tiếp xúc là lực hấp dẫn                                              
  • B. Chịu tác dụng của lực tiếp xúc là lực hút của Trái Đất và không không tiếp xúc không khí chuyển động ( gió )
  • C. Chịu tác dụng của lực tiếp xúc không khí chuyển động ( gió ) và không không tiếp xúc là lực hút của Trái Đất    
  • D. Chịu tác dụng của lực tiếp xúc không khí chuyển động ( gió ) và không không tiếp xúc là lực hấp dẫn

 

Câu 5 . Lực ma sát xuất hiện ở đâu ?

  • A. Xuất hiện trên bề mặt của vật và cản trở sự chuyển động của vật                                             
  • B. Xuất hiện trên bề mặt của vật và thúc đẩy sự chuyển động của vật
  • C. Xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật
  • D. Xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy sự chuyển động của vật

 

Câu 6. Chọn phát biểu đúng:

  • A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
  • B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động.
  • C. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
  • D. Lực không làm cho vật bị biến dạng.

Câu 7. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. có sự tiếp xúc
  • C. không tiếp xúc
  • D. cách xa nhau

 

Câu 8. Lực ma sát trượt là:

  • A. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của người khác
  • B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
  • C. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
  • D. cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 9. Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

  • A. chuyển động.                                             
  • B. thu gia tốc
  • C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.       
  • D. biến dạng.

Câu 10. Phương và chiều của lực ma sát:

  • A. cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng
  • B. cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng
  • C. phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên
  • D. phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới

Câu 11. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

  • A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
  • B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
  • C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
  • D. Tất cả các trường hợp nêu trên.

 

Câu 12. Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị của lựa là:

  • A. Niuton
  • B. m
  • C. kg
  • D. giây

 

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • C. Có thời điểm độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng, có thời điểm độ dãn của lò xo giảm tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát

  • A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt
  • B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy
  • C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy
  • D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác

Câu 15. Chọn đáp án chính xác nhất?

  • A. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • B. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • C. vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  • D. lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 16. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

  • A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
  • B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
  • C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
  • D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

 

Câu 17. Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:

  • A. P = 2N
  • B. P = 20N
  • C. P = 200N
  • D. P = 2000N

 

Câu 18. Cho các hiện tượng sau:

(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy

(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót

(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)

Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 

Câu 19. Tnrờng hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ.
  • B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
  • C. Giọt mưa đang rơi.
  • D. Bạn Lan cầm bút viết.

Câu 20. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
  • B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
  • C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
  • D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

 

Câu 21. Các lực vẽ trong một mặt phẳng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4

 

Câu 22. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A. lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động
  • B. lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động
  • C. lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động
  • D. lực ma sát trượt, cản trở chuyển động

 

Câu 23. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. không có sự tiếp xúc
  • C. cách xa nhau
  • D. tiếp xúc

 

Câu 24. Các đặc trưng của lực trong hình vẽ sau đây là:

  • A. điểm đặt tại vật, phương nằm ngang, chiều từ trái qua phải
  • B. điểm đặt tại vật, phương năm ngang, chiều từ phải qua trái
  • C. điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ, chiều từu dưới lên trên
  • D. . điểm đặt tại vật, phương xiên tạo với mặt phẳng ngang góc 45 độ từ trên xuống dưới.

Câu 25. Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo” của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

  • A. 7,6 cm
  • B. 5 cm
  • C. 3,6 cm
  • D. 2,5 cm

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay