Trắc nghiệm câu trả lời ngắn KHTN 9 kết nối Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
BÀI 21. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI
Câu 1: Loại than có tính hấp phụ cao được sử dụng làm mặt nạ phòng độc, khử mùi, … được gọi là
Trả lời: than hoạt tính
Câu 2: Khí X được dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Khí X là chất nào sau đây?
Trả lời: Cl2
Câu 3:
Trả lời:
Câu 4: Tính chất vật lí nào là của kim loại?
Trả lời: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
Câu 5: Trong các phản ứng hóa học, các kim loại có xu hướng
Trả lời: tạo thành ion dương
Câu 6: Cho các ứng dụng dụng: Làm đồ trang sức, lưu hóa cao su, khử trùng nước sinh hoạt, mặt nạ phòng độc, ruột bút chì. Có bao nhiêu ứng dụng là của carbon?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Cho các ứng dụng dụng: Sản xuất diêm, lưu hóa cao su, khử trùng nước sinh hoạt, sản xuất sulfuric acid, sản xuất chất tẩy rửa. Có bao nhiêu ứng dụng là của lưu huỳnh (sulfur)?
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Cho các đơn chất: Na, Mg, Cl2, O2, C, S, Hg. Có bao nhiêu chất là chất rắn ở điều kiện thường?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Cho các đơn chất: K, Br2, Mg, H2, O2, C, Hg. Có bao nhiêu chất là chất lỏng ở điều kiện thường?
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Cho các đơn chất: Fe, Cu, Cl2, P, N2, H2, Hg, O2. Có bao nhiêu chất là chất khí ở điều kiện thường?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Cho các chất: Na, Mg, Cl2, C, Al, O2, S, K. Có bao nhiêu chất có xu hướng nhận electron trong các phản ứng hóa học?
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Cho các chất: K, Mg, C, Al, O2, Cl2, S. Có bao nhiêu chất chỉ có khả năng nhường electron trong các phản ứng hóa học?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Cho các chất: Na2O, CO, Al2O3, CO2, SO2, Fe3O4. Có bao nhiêu oxide acid trong dãy trên?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Cho các chất: Na2O, CO2, CrO3, Mn2O7, Al2O3, SO2, P2O5. Có bao nhiêu oxide acid trong dãy trên?
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Kim cương được sử dụng làm mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài vì kim cương là chất có độ cứng rất lớn. Tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể gì?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Carbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì sao?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Cho các phát biểu sau:
(a) Carbon, lưu huỳnh, sodium là các phi kim quan trọng, có nhiều ứng dụng trong đời sống.
(b) Chlorine được sử dụng để xử lí nước sinh hoạt, nước bể bơi.
(c) Ở điều kiện thường, thủy ngân là kim loại ở trạng thái lỏng.
(d) Các phi kim thường dẫn điện, dẫn nhiệt tốt hơn kim loại.
(e) Trong các phản ứng hóa học, kim loại có xu hướng nhường electron còn phi kim thường có xu hướng nhận electron.
Số phát biểu đúng là
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy Fe trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí oxygen.
(c) Đốt cháy C trong khí oxygen.
(d) Đốt cháy Na trong khí Cl2.
(e) Hòa tan Na vào nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được oxide base sau khi phản ứng kết thúc?
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Cho các thí nghiệm:
(a) Cho Cu tác dụng với khí chlorine, đun nóng.
(b) Cho Mg tác dụng với khí oxygen, đun nóng.
(c) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl.
(d) Cho S tác dụng với khí oxygen, đun nóng.
(e) Cho K vào nước.
Số thí nghiệm thu được oxide sau khi phản ứng kết thúc là
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy lưu huỳnh (sulfur) trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí oxygen.
(c) Đốt cháy C trong khí oxygen dư.
(d) Cho Hg tác dụng với S.
(e) Đốt cháy phosphorus trong khí oxygen dư.
Có bao nhiêu thí nghiệm thu được oxide acid sau khi phản ứng kết thúc?
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Cho các thí nghiệm:
(a) Đốt cháy Fe trong không khí.
(b) Đốt cháy Mg trong khí O2.
(c) Đốt cháy Fe trong khí Cl2.
(d) Cho Hg tác dụng với S.
(e) Hòa tan Na vào nước.
Có bao nhiêu thí nghiệm trong đó kim loại nhường electron?
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Nung nóng hỗn hợp bột gồm 1,5 mol Fe và 1 mol S trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí Y. Thành phần của khí Y là
Trả lời: ………………………………………
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại