Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Vật lí 11 kết nối Bài 18: Điện trường đều
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 11 kết nối tri thức Bài 18: Điện trường đều. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
BÀI 18: ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU
Câu hỏi 1: Điện trường mà cường độ điện trường tại mỗi điểm có giá trị bằng nhau về độ lớn, giống nhau về phương và chiều gọi là điện trường gì?
Trả lời: Điện trường đều
Câu hỏi 2: Cường độ điện trường giữa hai bản phẳng có đơn vị là gì
Trả lời: vôn/mét (V/m).
Câu hỏi 3: Gần bề mặt Trái Đất luôn có một điện trường có phương thẳng đứng, hướng từ trên xuống dưới, cường độ từ bao nhiêu đến bao nhiêu V/m?
Trả lời: 100 V/m đến 200 V/m.
Câu hỏi 4: Cường độ điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U sẽ giảm đi khi nào?
Trả lời: tăng khoảng cách giữa hai bản phẳng.
Câu hỏi 5: Các đường sức điện trong điện trường đều là những đường thẳng như thế nào?
Trả lời: song song cách đều
Câu hỏi 6: Khoảng cách giữa hai cực của ống phóng tia X (Hình dưới) bằng 2 cm, hiệu điện thế giữa hai cực là 100 kV. Cường độ điện trường giữa hai cực bằng
Trả lời: 5000000 V/m.
Câu hỏi 7: Trong ống phóng tia X ở hình dưới, một electron có điện tích e=−1,6.10−19 C bật ra khỏi bản cực âm (catôt) bay vào điện trường giữa hai bản cực. Lực điện tác dụng lên electron đó bằng
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 8: Ion âm OH- được phát ra từ một máy lọc không khí ở nơi có điện trường trái đất bằng 120 V/m hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Hãy xác định lực điện của Trái Đất tác dụng lên ion âm nói trên .
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 9: Trong cơ thể sống, có nhiều loại tế bào, màng tế bào có nhiệm vụ kiểm soát các chất và ion ra vào tế bào đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và bảo vệ tế bào trước các tác nhân có hại của môi trường. Một tế bào có màng dày khoảng 8.10-9 m, mặt trong của màng tế bào mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07 V. Hãy tính cường độ điện trường trong màng tế bào trên.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 10: Một ion âm có điện tích −3,2⋅10−19C đi vào trong màng tế bào ở câu 7. Hãy xác định xem ion âm sẽ bị đẩy ra khỏi tế bào hay đẩy vào trong tế bào và lực điện tác dụng lên ion âm bằng bao nhiêu.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 11: Cho hai tấm kim loại phẳng rộng, đặt nằm ngang, song song với nhau và cách nhau d = 5 cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm đó bằng 500 V.Tính cường độ điện trường trong khoảng giữa hai bản phẳng.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 12: Khi một điện tích chuyển động vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện thì yếu tố nào sẽ luôn giữ không đổi?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 13: Kết quả tán xạ của hạt electron (q1=−1,6.10−19 C) và positron (q2=+1,6⋅10−19 C) trong máy gia tốc ở năng lượng cao cho ra hai hạt. Để xác định điện tích và khối lượng của hai hạt này người ta cho chúng đi vào hai buồng đo có điện trường đều và cường độ điện trường E như nhau theo phương vuông góc với đường sức. Hình ảnh quỹ đạo trong 1 s ngay sau quá trình tán xạ với cùng tỉ lệ kích thước như Hình. Hai quỹ đạo cho ta biết hạt (1) và hạt (2) có điện tích gì?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 14: Một electron bay vào điện trường đều E của Trái Đất với vận tốc ban đầu v0 theo phương vuông góc với đường sức. Chọn gốc tọa độ là điểm bắt đầu chuyển động của electron trong điện trường đều, trục Oy thẳng đứng hướng lên trên, trục Ox lấy theo chiều v0. Viết phương trình quỹ đạo của chuyển động trong điện trường đều.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 15: Hai bản phẳng nhiễm điện trái dấu có kích thước lớn và bằng nhau, đặt song song với nhau, cách nhau một khoảng d = 12 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản phẳng là 24 V (Hình). Một electron bay vào chính giữa hai bản phẳng theo phương vuông góc với các đường sức điện trường với vận tốc 20000 m/s. Chọn gốc tọa độ đúng tại điểm electron bắt đầu bay vào điện trường đều. Bỏ qua điện trường của Trái Đất, lực cản môi trường. Hãy tính tầm xa theo phương Ox mà electron chuyển động được.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 16: Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song, cách nhau 2cm một hiệu điện thế U = 500V. Người ta có thể tạo ra ion bằng cách thổi hơi ẩm vào giữa hai bản phẳng này. Giả sử hơi ẩm được thổi vào với vận tốc 50 m/s, một phân tử H2O ở vị trí cách đều hai bản phẳng bị tách thành một ion OH- (khối lượng m1=2,833⋅10−26kg, điện tích q1=−1,6⋅10−19 C) và một ion H+ (khối lượng m2=0,1678⋅10−26 kg điện tích q2=+1,6⋅10−19 C). Bỏ qua các loại lực cản môi trường, hãy xác định phương trình quỹ đạo cho chuyển động tiếp theo của hai ion này
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 17: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300 V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1 = 0,8 cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60 V.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 18: Một quả cầu tích điện có khối lượng 0,1 g nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện phẳng đứng cạnh nhau d = 1 cm. Khi hai bản tụ được nối với hiệu điện thế U = 1000V thì dây treo quả cầu lệch khỏi phương thẳng đứng một góc a = 10°. Điện tích của quả cầu bằng
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 19: Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4cm có một hiệu điện thế không đổi 50 V. Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 20: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường có độ lớn bằng 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi có vận tốc bằng 0 thì electron đã đi được quãng đường
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 21: Bắn một electron với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (hình dưới). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc bằng 107 m/s. Tính hiệu điện thế giữa UAB giữa hai bản. Điện tích của electron -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 22: Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103 V/m. Một hạt mang điện q1,5.10-2 C di chuyển từ bản dương sang bản âm với vận tốc ban đầu bằng 0, khối lượng của hạt mang điện là 4,5.10-6 g. Vận tốc của hạt mang điện khi đập vào bản âm là
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 23: Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 24: Nối hai cực của nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 50 V lên hai bản của tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 5 cm. Trong vùng không gian giữa hai bản tụ, 1 proton có điện tích 1,6.10-19 C và khối lượng 1,67.10-27 kg chuyển động từ điểm M cách bản âm của tụ điện 6 cm đến điểm N cách bản âm của tụ 2 cm. Biết tốc độ của proton tại M bằng 105 m/s. Tốc độ của proton tại N bằng
Trả lời: ......................................
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Vật lí 11 kết nối Bài 18: Điện trường đều