Trắc nghiệm chủ đề 5 tuần 18: Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm chủ đề 5 tuần 18: Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hướng nghiệp 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đâu là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

A. Mọi người trong gia đình không hiểu nhau

B. Mọi người động viên, an ủi nhau

C. Cùng trò chuyện sau bữa cơm tối

D. Chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm.

 

Câu 2: Đâu là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

A. Mọi người trong gia đình luôn hiểu nhau

B. Anh, chị, em thường tị nạnh nhau làm việc nhà.

C. Cùng trò chuyện sau bữa cơm tối

D. Chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm.

 

Câu 3: Đâu là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

A. Chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm.

B. Mọi người động viên, an ủi nhau

C. Cùng trò chuyện sau bữa cơm tối

D. Bố mẹ ít quan tâm đến con cái.

 

Câu 4: Đâu không phải là vấn đề nảy sinh trong gia đình em?

A. Vì bận rộn nên không chăm sóc được nhau khi bị ốm.

B. Mọi người thường tị nạnh nhau làm việc nhà.

C. Mọi người rất quan tâm đến cảm xúc của nhau.

D. Con cái chưa tự giác làm việc nhà.

 

Câu 5: Khi gặp các vấn đề nảy sinh trong gia đình, chúng ta cần:

A. Nhận diện và tìm cách giải quyết vấn đề sao cho hoà thuận

B. Giải quyết cho xong vấn đề 

C. Tranh cãi, mắng chửi nhau

D. Giải quyết nhưng vẫn còn khúc mắc, tổn thương cho người khác.

 

Câu 6: Khi giải quyết vấn đề nảy sinh chúng ta cần chú ý:

A. trách mắng làm tổn thương người thân để lần sau không lặp lại vấn đề.

B. đem lại không khí hào thuận và không gây tổn thương cho người thân

C. gây mất đoàn kết trong gia đình

D. giải quyết cho xong vẫn đề.

 

II. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Việc nào sau đây nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tranh cãi nhau

B. Trách mắng nhau.

C. Đổ lỗi cho nhau.

D. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

 

Câu 2: Việc nào sau đây nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tranh cãi nhau

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau.

C. Đổ lỗi cho nhau.

D. Không nghe giải thích vấn đề

 

Câu 3: Việc nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tranh cãi nhau

B. bàn bạc và tìm cách giải quyết vấn đề.

C. Tỏ thái độ chân thành và tiếp thu ý kiến

D. Lắng nghem suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

 

Câu 4: Những việc làm nào sau đây nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau

C. Góp ý chân thành, quan tâm.

D. Tất cả những việc làm trên.

 

Câu 5: Những việc làm nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Tỏ thái độ thờ ơ

B. Bảo thủ, cố chấp

C. Chỉ cho là mình đúng.

D. Tất cả những việc làm trên.

 

Câu 6: Việc làm nào sau đây  không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.

B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau

C. Quát mắng, tranh cãi gay gắt.

D. Góp ý chân thành, quan tâm.

 

III. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ

B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.

C. Tranh cãi gay gắt với em trai.

D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.

 

Câu 2: Nhà Hùng có hai anh em. Hùng là anh được giao việc nhà nhiều hơn em Hoa nền Hùng ấm ức, bực tức vì cho rằng bố mẹ chiều và thiên vị em Hoa. Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên Hùng điều gì?

A. Không chơi với Tùng nữa.

B. Khuyên bảo Tùng để nhận ra nhiệm vụ và vai trò của mình.

C. Tranh cãi gay gắt với Tùng.

D. Tỏ thái độ thờ ơ với Tùng.

 

Câu 3: Hương thích diện quần áo đẹp. Hương luôn bực tức, giận dỗi với bố mẹ mỗi khi bố mẹ không mua quần áo, giày dép mới cho Hương. Nếu là bạn của Hương, em sẽ khuyên Hương điều gì?

A. Tỏ thái độ gay gắt với Hương.

B. Không chơi với Hương

C. Khuyên Hương phải biết chi tiêu hợp lí và yêu thương bố mẹ đi làm vất vả

D. Tỏ thái độ thờ ơ với Hương.

 

Câu 4: Trong gia đình, Nam là anh lớn nhưng thường xuyên không có chung quan điểm, ý kiến với em trai nên hai anh em thường xuyên cãi nhau. Nếu là bạn của Nam, em sẽ khuyên Nam như thế nào?

A. Tranh cãi gay gắt với Nam

B. Tỏ ra thờ ơ với Nam

C. Nam làm như vậy là đúng vì Nam là anh lớn luôn đúng

D. Khuyên Nam lắng nghe và bàn bạc vấn đề với em trai.

 

Câu 5: Bố mẹ Hoa là công an nên thường xuyên vắng nha, không có nhiều thời gian để chăm sóc cho 2 chị em Hoa, nên Hoa rất buồn và giận bố mẹ. Nếu là Hoa, em sẽ làm như thế nào?

A. Nhẹ nhàng nói chuyện và bàn cách giải quyết với bố mẹ.

B. Tranh cãi với bố mẹ

C. Không nói chuyện với bố mẹ

D. Nói lớn tiếng với bố mẹ.

 

Câu 6: Do ảnh hưởng của dịch Covid nên kinh tế của gia đình Ngân bị ảnh hưởng rất nhiều, mọi người trong gia đình thường xuyên cãi vã, Ngân đã rất buồn. Nếu là Ngân em sẽ làm gì để giải quyết vấn đề?

A. Tranh cãi với bố mẹ vì không có tiền tiêu xài.

B. Làm việc nhà giúp bố mẹ và tiết kiệm chi tiêu, cùng bàn bạc giải quyết vấn đề với bố mẹ.

C. Không giúp được gì cho bố mẹ, tỏ thái độ thờ ơ.

D. Thái độ trách mắng bố mẹ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay