Trắc nghiệm công nghệ 12 Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Khái niệm về hệ thống thông tin và viễn thông. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
BÀI 17: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG
(42 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Có mấy môi trường truyền dẫn thông tin?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Hệ thống thông tin được chia làm mấy phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Sơ đồ khối phần phát thông tin gồm mấy khối chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Hệ thống viễn thông được chia làm mấy phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Khối đầu tiên của phần phát thông tin là gì?
A. Nguồn thông tin.
B. Xử lí tin.
C. Điều chế, mã hóa.
D. Đường truyền.
Câu 6: Khối thứ hai của phần phát thông tin là gì?
A. Nguồn thông tin.
B. Xử lí tin.
C. Điều chế, mã hóa.
D. Đường truyền.
Câu 7: Sơ đồ khối phần thu thông tin gồm mấy khối chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8: Khối thứ ba của phần thu thông tin là:
A. Nhận thông tin.
B. Xử lí tin.
C. Giải điều chế, giải mã.
D. Thiết bị đầu cuối.
Câu 9: Khối thứ tư của phần thu thông tin là:
A. Nhận thông tin.
B. Xử lí tin.
C. Giải điều chế, giải mã.
D. Thiết bị đầu cuối.
Câu 10: Đâu là khâu cuối cùng của hệ thống thông tin?
A. Anten
B. Modem
C. Màn hình tivi
D. Mạng wifi.
Câu 11: Tín hiệu đã phát đi được thu, nhận bằng thiết bị?
A. Modem
B. Màn hình tivi
C. Loa
D. Mạng wifi.
Câu 12: Có mấy phương pháp truyền thông tin?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 13: Đâu không phải là không gian truyền tin của thiết bị truyền thông tin?
A. Điện thoại di động
B. Điện thoại cố định
C. Radio
D. Truyền hình.
Câu 14: Khối nào không thuộc phần phát thông tin?
A. Nguồn thông tin
B. Nhận thông tin
C. Điều chế, mã hóa
D. Đường truyền
Câu 15: Đâu là môi trường để truyền thông tin?
A. Dây dẫn
B. Cáp quang
C. Sóng điện từ
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 16: Tín hiệu đã phát sẽ được thu nhận bằng:
A. Thiết bị nào đó
B. Mạch nào đó
C. Thiết bị hay mạch nào đó
D. Tần số.
Câu 17: Tín hiệu sau khi xử lí phải?
A. Điều chế
B. Mã hóa
C. Điều chế và mã hóa
D. Thay đổi.
Câu 18: Tín hiệu sau khi điều chế, mã hóa:
A. Trực tiếp truyền đi xa
B. Được gửi vào môi trường truyền dẫn để đi xa
C. Tùy từng trường hợp
D. Chỉ truyền tin trong khoảng cách 500 m.
Câu 19: Yếu tố nào hợp thành mạng thông tin quốc gia và toàn cầu?
A. Nguồn không gian.
B. Nguồn trung gian.
C. Nguồn phát và thu thông tin.
D. Nguồn thu thông tin.
Câu 20: Khối nào không thuộc phần thu thông tin?
A. Nhận thông tin
B. Xử lí tin
C. Điều chế, mã hóa
D. Đường truyền.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Phương pháp truyền thông tin hiện nay là:
A. Chỉ có truyền trực tuyến.
B. Chỉ có truyền bằng sóng.
C. Truyền trực tuyến và truyền bằng sóng.
D. Truyền bằng tần số.
Câu 2: Sơ đồ khối một máy thu thông tin có trình tự như sau:
A. Nhận thông tin → Xử lí thông tin → Thiết bị đầu cuối.
B. Xử lí thông tin → Nhận thông tin → Thiết bị đầu cuối.
C. Thiết bị đầu cuối → Nhận thông tin → Xử lí thông tin.
D. Xử lí thông tin → Thiết bị đầu cuối → Nhận thông tin.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tín hiệu âm thanh muốn được phát đi phải được biến đổi về dạng tín hiệu điện.
B. Tín hiệu hình ảnh muốn được phát đi phải được biến đổi về dạng tín hiệu điện.
C. Tín hiệu chứ và số muốn được phát đi phải được biến đổi về dạng tín hiệu điện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tín hiệu được phát đi được thu, nhận bằng một thiết bị hay một mạch nào đó.
B. Phần phát thông tin đưa nguồn tin cần thu tới nơi cần phát.
C. Khối xử lí tin gia công và khuếch đại nguồn tín hiệu.
D. Môi trường truyền thông tin như dây dẫn, cáp quang, sóng điện từ.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.
B. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
C. Hệ thống viễn thông là một phần của hệ thống thông tin.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền thông tin:
A. Đi xa bằng sóng vô tuyến điện
B. Đi xa bằng dây điện
C. Ở gần bằng dây điện
D. Sử dụng mạng không dây.
Câu 7: Vô tuyến truyền hình và truyền hình cáp khác nhau ở?
A. Môi trường truyền tin.
B. Mã hóa tin.
C. Xử lí tin.
D. Nhận thông tin.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Hệ thống thông tin là hệ thống dùng các biện pháp để thông báo cho nhau những thông tin cần thiết.
B. Hệ thống thông tin là hệ thống viễn thông.
C. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền những thông tin đi xa bằng sóng vô tuyến điện.
D. Hệ thống viễn thông là hệ thống truyền thông báo cho nhau qua đài truyền hình.
Câu 9: Thông tin được truyền đi bằng:
A. Một môi trường truyền dẫn
B. Hai môi trường truyền dẫn
C. Các môi trường truyền dẫn khác nhau
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Đâu là điểm giống nhau giữa thông tin và viễn thông ?
A. Hệ thống thông tin là một phần của hệ thống viễn thông.
B. Đều truyền thông tin.
C. Đều truyền đi bằng vô tuyến.
D. Đều sử dụng dây cáp.
Câu 11: Xử lí tin ở phần thu thông tin nghĩa là:
A. Gia công tín hiệu nhận được
B. Giữ nguyên thông tin gốc.
C. Gia công và khuếch đại tín hiệu nhận được
D. Thay đổi thông tin văn bản thành hình ảnh.
Câu 12: Các nguồn phát và thu thông tin hợp thành:
A. Mạng thông tin quốc gia
B. Mạng thông tin toàn cầu
C. Mạng thông tin quốc gia và toàn cầu
D. Mạng nội bộ.
Câu 13: Nhiệm vụ của phần phát thông tin là:
A. Đưa nguồn thông tin cần phát tới nơi cần thu thông tin.
B. Đưa nguồn thông tin cần phát thành hình ảnh.
C. Giữ nguyên phần thông tin gốc.
D. Đưa nguồn thông tin cần phát đến các sóng âm thanh.
Câu 14: Chức năng của khối đường truyền là:
A. Tín hiệu sau khi điều chế, mã hóa được gửi vào môi trường truyền dẫn để truyền đi xa.
B. Tín hiệu sau khi điều chế, mã hóa được gửi vào các sóng âm thanh để phát ở đài radio.
C. Tín hiệu sau khi điều chế, mã hóa chuyển thành hình ảnh mà phát trên các biển quảng cáo.
D. Tín hiệu sau khi điều chế, mã hóa chuyển thành video để đăng lên tivi.
Câu 15: Phần thu thông tin có nhiệm vụ gì?
A. Thu, nhận tín hiệu đã điều chế, mã hóa truyền đi từ phần phát.
B. Biến đổi tín hiệu thu nhận được trở về dạng tín hiệu ban đầu.
C. Đưa tín hiệu tới thiết bị đầu cuối.
D. Cả A, B, C đều đúng.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Thông tin được truyền đi xa trong lĩnh vực nào?
A. Thông tin cáp quang
B. Mạng internet
C. Thông tin vệ tinh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Đâu không phải là vệ sinh viễn thông đã phóng vào không gian của Việt Nam?
A. Vinasat-2.
B. Nano F-1
C. NanoDragon.
D. GLONASS-K
Câu 3: Cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không dây được tiên phong phát triển trong lĩnh vực nào?
A. Mạng Internet và mạng wifi.
B. Vô tuyến và thông tin liên lạc không dây.
C. Trí tuệ nhân tạo.
D. Máy tính điện tử.
Câu 4: Ai là người tiên phong trong cuộc cách mạng trong ngành viễn thông không dây?
A. John Von Neumann
B. Blaise Pascal
C. Nikola Tesla.
D. Alan Turing
Câu 5: Sự ra đời của máy điện báo trong ngành viễn thông đã đem lại lợi ích gì?
A. Rút ngắn liên lạc từ vài ngày xuống còn vài giờ.
B. Rút ngắn thời lượng gọi điện từ vài tiếng xuống còn vài phút.
C. Thu nhỏ kích thước của máy tính điện tử.
D. Rút ngắn thời gian gửi mail giữa mọi người.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tại sao ngành viễn thông ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại ngày nay?
A. Nhu cầu sử dụng Internet và chuyển đổi số của con người ngày càng nhiều.
B. Sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
C. Sự tiện ích và cần thiết giúp ích cho cuộc sống của con người.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Việc phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-1 vào quỹ đạo có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?
A. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian.
B. Nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. Cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng.
D. Cả A, B, C đều đúng.