Trắc nghiệm công nghệ 12 Bài 19: Máy thu thanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Máy thu thanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 19: MÁY THU THANH

 

(42 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Khối đầu tiên của máy thu thanh là:

A. Trộn sóng.

B. Khuếch đại cao tần.

C. Chọn sóng.

D. Khuếch đại trung tần

Câu 2: Máy thu thanh AM có mấy khối cơ bản?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 3: Loại sóng điện nào có thể bức xạ và truyền đi xa được?

A. Tần số cao.

B. Tần số thấp.

C. Tần số trung bình.

D. Không xác định.

Câu 4: Sóng điện cao tần sẽ:

A. Có thể bức xạ.

B. Có thể truyền đi xa.

C. Có thể bức xạ và truyền đi xa.

D. Không xác định.

Câu 5: Tín hiệu âm tần muốn truyền đi xa phải gửi nhờ vào sóng

A. Cao tần

B. Âm tần

C. Trung tần

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Việc điều chế tín hiệu âm tần được thực hiện theo mấy cách?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Sơ đồ khối máy thu thanh có mấy khối khuếch đại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Câu 8: Khối trộn sóng tạo ra sóng nào?

A. Cao tần

B. Trung tần

C. Âm tần

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Nguồn nuôi có nhiệm vụ cấp điện cho mấy khối?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4.

Câu 10: Khối nào sau đây của máy thu thanh được cấp điện?

A. Chọn sóng

B. Trộn sóng

C. Tách sóng

D. Dao động ngoại sai.

Câu 11: Sóng ra khỏi khối tách sóng là:

A. Cao tần.

B. Trung tần.

C. Âm tần.

D. Không xác định.

Câu 12: Tín hiệu âm tần ra khỏi khuếch đại âm tần được đưa tới:

A. Khối trộn sóng.

B. Khối chọn sóng.

C. Nguồn nuôi.

D. Loa.

Câu 13: Khối chọn sóng có nhiệm vụ lựa chọn sóng nào?

A. Cao tần

B. Trung tần

C. Âm tần

D. Không xác định.

Câu 14: Sóng nào được tạo ra từ khối dao động ngoại sai?

A. Cao tần

B. Trung tần

C. Âm tần

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15: Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối máy thu thanh:

A. Khối chọn sóng

B. Khối trộn sóng

C. Khối mạch vào

D. Khối tách sóng.

Câu 16: Ở máy thu thanh, tín hiệu vào khối chọn sóng thường là:

A. Tín hiệu âm tần.

B. Tín hiệu cao tần.

C. Tín hiệu trung tần.

D. Tín hiệu ngoại sai.

Câu 17: Sóng điện ở tần số nào mới có khả năng bức xạ và truyền đi xa?

A. < 10 kHz

B. = 10 kHz

C. > 10 kHz

D. ≥ 10 kHz

Câu 18: Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng:

A. 654 kHz.

B. 546 kHz.

C. 565 kHz.

D. 465 kHz.

Câu 19: Điôt tách sóng ở máy thu thanh cho dòng điện đi theo:

A. Một chiều.

B. Hai chiều.

C. Xoay chiều.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Ở khối tách sóng của máy thu thanh, tụ lọc sẽ giữ lại thành phần nào?

A. Tần số cao.

B. Tần số thấp.

C. Tần số trung.

D. Cả A, B, C đều đúng.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong điều chế tần số:

A. Biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

C. Biên độ sóng mang và tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

D. Biên độ sóng mang và tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Câu 2: Chức năng của khối khuếch đại cao tần là gì?

A. Trộn sóng thu của đài phát thanh với sóng cao tần trong máy cho ra sóng trung tần.

B. Khuếch đại tín hiệu trung tần 465 kHz để đưa tới khối tách sóng.

C. Khuếch đại tín hiệu cao tần nhận từ khối chọn sóng để tăng thêm độ nhạy cho máy thu.

D. Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần để đưa tới khối khuếch đại âm tần.

Câu 3: Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM:

A. Xử lý tín hiệu.    

B. Mã hóa tín hiệu.

C.Truyền tín hiệu. 

D. Điều chế tín hiệu.

Câu 4: Sau khi tách thành sóng một chiều, tụ lọc có nhiệm vụ gì trong nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh AM?

A. Lọc bỏ các thành phần tần số trung và giữ lại đường bao có tần số cao là cao tần.

B. Lọc bỏ các thành phần tần số thấp và giữ lại đường bao có tần số cao là cao tần.

C. Lọc bỏ các thành phần tần số cao và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần.

D. Lọc bỏ các thành phần tần số trung và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần.

Câu 5: Chọn một phát biểu sai:

A. Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào một sóng cao tần (sóng mang).

B. Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào một tín hiệu trung tần.

C. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng.

D. Chỉ có sóng điện ở tần số cao (> 10 kHz) mới có khả năng bức xạ sóng điện từ.

Câu 6: Khối chọn sóng có nhiệm vụ

A. Lựa chọn sóng cao tần cần thu trong vô vàn các sóng trong không gian.

B. Lựa chọn sóng cao tần cần thu trong vô vàn các sóng do máy tạo ra.

C. Lấy tất cả các sóng cao tần trong không gian.

D. Lấy tất cả các sóng cao tần do máy tạo ra.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điôt tách sóng chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều.

B. Sóng vào khối tách sóng là sóng xoay chiều.

C. Sóng ra khỏi khối tách sóng là sóng một chiều.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Trong điều chế biên độ:

A. Biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Biên độ tín hiệu cần truyền đi biến đổi theo sóng mang.

C. Tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

D. Tần số tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang.

Câu 9: Trong điều chế tần số:

A. Tần số, biên độ sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi, biên độ sóng mang không thay đổi.

C. Tần số tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang, biên độ sóng mang không thay đổi.

D. Tần số và biên độ tín hiệu cần truyền đi thay đổi theo sóng mang.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về tần số thu

B. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về tần số phát

C. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về phương thức điều chế

D. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về tần số thu phát và phương thức điều chế.

Câu 11: Nhiệm vụ của khối dao động ngoại sai:

A. Tạo ra sóng cao tần cho máy

B. Thu sóng cao tần trong không gian

C. Vừa tạo sóng cao tần cho máy, vừa thu sóng cao tần trong không gian

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Để điều chỉnh cộng hưởng trong khối chọn sóng của máy thu thanh, ta thường điều chỉnh:

A. Trị số điện dung của tụ điện.

B. Dòng điện.

C. Điện áp.

D. Điện trở.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

B. Trong điều chế biên dộ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Câu 14: Ở máy thu thanh thì máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng về:

A. Tần số thu phát.

B. Phương thức điều chế.

C. Tín hiệu khuếch đại.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 15: Khối chọn sóng:

A. Chọn sóng cao tần cần thu trong vô vàn các sóng trong không gian

B. Chọn sóng âm tần cần thu trong vô vàn các sóng trong không gian

C. Chọn sóng trung tần cần thu trong vô vàn các sóng trong không gian

D. Cả A, B, C đều đúng.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Ưu điểm của phát thanh trên sóng AM :

A. Dễ bị can nhiễu

B. Có thể truyền đi xa tới hàng nghìn km

C. Tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt

D. Cự ly truyền sóng ngắn.

Câu 2: Nhược điểm của sóng FM là:

A. Bị can nhiễu nhiều hơn so với sóng AM.

B. Có thể truyền đi xa hàng nghìn km

C. Cự ly truyền sóng ngắn

D. Chất lượng âm thanh bị hạn chế.

Câu 3: Đâu không phải là đài phát thanh của Việt Nam?

A. Đài tiếng nói Việt Nam VOV.

B. Đài phát thanh truyền hình Hà Nội.

C. Đài phát thanh Sputnik.

D. Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh VOH.

Câu 4: Ai là người phát minh ra phát sóng FM?

A. Edwin Armstrong.

B. Nikola Tesla.

C. Alan Turing.

D. Bill Gates.

Câu 5: Sự khác biệt của máy thu thanh AM và máy thu thanh FM là:

A. Tín hiệu AM thường bị gián đoạn bởi các tòa nhà cao tầng và thời tiết.

B. Công nghệ AM rẻ hơn nhiều so với FM.

C. FM thường có chất lượng tín hiệu tốt hơn AM, nhưng phạm vi giảm xa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Nguyên nhân nhiễu sóng phát thanh chủ yếu do đâu?

A. Do thời tiết ảnh hưởng đến điều kiện truyền sóng tín hiệu.

B. Do tác động của địa hình ảnh hưởng đến không gian truyền sóng.

C. Do thiết bị và linh kiện điện tử kém chất lượng.

D. Do dân cư tập trung quá đông làm nhiễu sóng.

Câu 2: Hiện nay, trong xã hội hiện đại, các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội đều phát triển mạnh mẽ. Tại sao phát thanh vẫn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống?

A. Phát thanh có ưu thế riêng và có sức mạnh rất lớn khi tham gia vào việc xử lý các tình huống khẩn cấp như thiên tai, tai nạn, cháy nổ, tụ tập đám đông,…

B. Các thính giả có thể nghe phát thanh mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đang di chuyển trên xe hơi, tàu hỏa, tàu biển,…

C. Nhờ có công nghệ phát triển mà giờ đây, ngoài các thiết bị phát thanh truyền thống, thính giả có thể nghe phát thanh qua Internet, điện thoại di động, laptop,…

D. Cả A, B, C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay