Trắc nghiệm công nghệ 12 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia
Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22: Hệ thống điện quốc gia. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
CHƯƠNG 5: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHABÀI 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
(37 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Hệ thống điện quốc gia có mấy thành phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Hệ thống điện quốc gia có thành phần nào sau đây
A. Nguồn điện.
B. Các lưới điện.
C. Các hộ tiêu thụ điện.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Hệ thống điện quốc gia thực hiện mấy quá trình?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Hệ thống điện nước ta được chia thành ba hệ thống điện độc lập trong khoảng thời gian nào?
A. Sau năm 1994
B. Trước năm 1994
C. Thế kỉ XXI.
D. Không có thời gian cụ thể.
Câu 5: Trước năm 1994, nước ta có mấy hệ thống điện độc lập?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Trước năm 1994, nước ta có hệ thống điện độc lập nào?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Nam
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Hệ thống điện Việt nam trở thành hệ thống điện quốc gia vào năm nào?
A. Tháng 3 năm 1994
B. Tháng 4 năm 1994
C. Tháng 5 năm 1994
D. Tháng 6 năm 1994
Câu 8: Lưới điện quốc gia có mấy thành phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9: Có mấy loại đường dây dẫn điện?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10: Lưới điện có mấy cấp điện áp?
A. 1.
B. 2
C. 3
D. Nhiều.
Câu 11: Lưới điện truyền tải có cấp điện áp là bao nhiêu?
A. Từ 66kV trở lên
B. Từ 66kV trở xuống
C. Từ 35kV trở lên
D. Từ 35kV trở xuống.
Câu 12: Hệ thống điện quốc gia là hệ thống gồm nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên
A. miền Bắc.
B. miền Trung.
C. miền Nam.
D. toàn quốc.
Câu 13: Đường dây truyền tải điện năng Bắc – Nam 500kV xuất hiện với chiều dài khoảng:
A. 1870 km.
B. 1780 km.
C. 8170 km.
D. 1087 km.
Câu 14: Lưới điện truyền tải có điện áp
A. 66 kV.
B. Trên 66 kV.
C. Từ 66 kV trở lên.
D. Dưới 66 kV.
Câu 15: Lưới điện phân phối có điện áp
A. 35 kV.
B. Từ 35 kV trở xuống.
C. Từ 35 kV trở lên.
D. Dưới 35V.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Chức năng của lưới điện quốc gia
A. Sản xuất điện năng.
B. Tiêu thụ điện năng.
C. Phân phối điện năng đến nơi tiêu thụ.
D. Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ.
Câu 2: Lưới điện quốc gia có chức năng:
A. làm tăng áp.
B. làm hạ áp.
C. truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ.
D. gồm các đường dây dẫn, các trạm điện liên kết lại.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về khái niệm hệ thống điện quốc gia?
A. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện trên toàn quốc.
B. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện ở toàn miền Bắc.
C. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện ở toàn miền Nam.
D. Là hệ thống gồm nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ điện ở toàn miền Trung.
Câu 4: Chức năng của lưới điện quốc gia là:
A. Truyền tài điện năng từ các nhà máy điện đến lưới điện.
B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ.
C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các trạm biến áp.
D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các trạm đóng cắt.
Câu 5: Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm:
A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ.
B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng cắt.
C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp.
D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.
Câu 6: Hệ thống điện quốc gia gồm:
A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.
B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.
C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ.
D. Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.
Câu 7: Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ là mạng điện mà:
A. Công suất tiêu thụ khoảng vài trăm kW trở lên.
B. Công suất tiêu thụ khoảng vài chục kW trở xuống.
C. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài chục kW đén vài trăm kW.
D. Công suất tiêu thụ trong khoảng vài kW đến vài chục kW.
Câu 8: Sơ đồ lưới điện trình bày:
A. Đường dây
B. Máy biến áp
C. Cách nối giữa đường dây và máy biến áp
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Hệ thống điện quốc gia cung cấp và phân phối với:
A. Độ tin cậy cao
B. Chất lượng tốt
C. An toàn và kinh tế
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Hệ thống điện nằm trong chiến lược:
A. Đảm bảo năng lượng cho từng quốc gia
B. Đảm bảo năng lượng trên toàn cầu.
C. Tiết kiệm tài nguyên quốc gia.
D. Cả A và B đều đúng
Câu 11: Hệ thống điện quốc gia cung cấp điện cho lĩnh vực:
A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp
C. Sinh hoạt
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Hệ thống điện quốc gia thực hiện quá trình:
A. Sản xuất điện
B. Truyền tải điện
C. Tiêu thụ điện
D. Sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng.
Câu 13: Chức năng của lưới điện quốc gia là truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến
A. lưới điện.
B. các nơi tiêu thụ.
C. các trạm biến áp.
D. các trạm đóng cắt.
Câu 14: Vai trò của hệ thống điện quốc gia là:
A. Đảm bảo việc sản xuất, truyền tài và phân phối điện năng.
B. Cung cấp điện cho các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,… và sinh hoạt.
C. Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Các nhà máy sản xuất điện thường phân bố ở:
A. Vùng nông thôn.
B. Khu tập trung đông dân cư.
C. Ở các thành phố lớn.
D. Khu không tập trung dân cư và đô thị.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Để nâng cao công suất truyền tải điện năng từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện hiện nay, người ta dùng những biện pháp nào?
A. Nâng cao dòng điện.
B. Nâng cao công suất máy phát.
C. Nâng cao điện áp.
D. Nâng cao các linh kiện điện tử.
Câu 2: Tại sao các nhà máy sản xuất điện thường tập trung ở khu không có dân cư sinh sống?
A. Vì để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
B. Vì ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
C. Vì cần nhiều khoảng đất trống để xây dựng nhà máy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Nguồn điện của hệ thống điện Việt Nam thường lấy từ đâu?
A. Thủy điện.
B. Nhiệt điện than.
C. Điện mặt trời.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được thành lập vào thời gian nào?
A. 1/6/2008.
B. 1/7/2008.
C. 1/8/2008.
D. 1/9/2008.
Câu 5: Các nguồn điện phân bố không đồng đều giữa các miền là do đâu?
A. Do sự tập trung dân cư ở các miền khác nhau.
B. Do đặc thù của nguồn nhiên liệu sơ cấp.
C. Do khí hậu của mỗi vùng miền khác nhau.
D. Do địa hình của mỗi vùng khác nhau.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hiện nay việc sử dụng điện mặt trời đang phát triển mạnh ở Việt Nam và đóng vai trò quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Đâu là rào cản của Việt Nam khi phát triển điện mặt trời?
A. Thiếu quy hoạch quốc gia về năng lượng điện mặt trời.
B. Cơ sở hạ tầng ngành điện hiện nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của điện mặt trời.
C. Những vướng mặc về chính sách thuế, phí, giá cả,… ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Sự ra đời của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có ý nghĩa như thế nào đối với ngành điện lực của Việt Nam?
A. là một sự đánh dấu sự quyết liệt của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc từng bước tái cơ cấu ngành điện, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường.
B. là mốc son đánh dấu công tác quản lý vận hành và đầu tư phát triển Hệ thống truyền tải điện Quốc gia đã được thu về một mối thống nhất.
C. mở ra một tương lai tươi sáng cho sự phát triển của Hệ thống truyền tải điện Quốc gia.
D. Cả A, B, C đều đúng.