Trắc nghiệm công nghệ 12 Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC

Bộ câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 12. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC

(47 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Linh kiện bán dẫn được chế tạo từ chất bán dẫn nào?

A. Chất bán dẫn loại P và loại M.

B. Chất bán dẫn loại Q và loại N.

C. Chất bán dẫn loại P và loại N.

D. Chất bán dẫn loại Q và loại M.

Câu 2: Có mấy cách phân loại điôt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Điôt nào sau đây được phân loại theo công nghệ chế tạo?

A. Điôt tiếp điểm

B. Điôt ổn áp

C. Điôt chỉnh lưu

D. Điôt zêne.

Câu 4: Điôt có mấy dây dẫn điện ra?

A. 1

B. 2

C. 3               

D. 4

Câu 5: Điện cực của điôt bán dẫn là:

A. A, K, G

B. A, G

C. K, G

D. A, K.

Câu 6: Điện cực của tranzito là:

A. B, E, C

B. A, K, G

C. A, B, C

D. B, C, E

Câu 7: Tirixto là linh kiện bán dẫn có mấy điện cực?

A. 1 điện cực A.

B. 2 điện cực A, K

C. 3 điện cực A, K, G

D. 4 điện cực A, K, G, E

Câu 8: Đâu là kí hiệu của điôt?

A.

B.

C.

D.

Câu 9: Đây là kí hiệu của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điôt ổn áp.

B. Điôt chỉnh lưu.

C. Tranzito.

D. Tirixto.

Câu 10: Đây là kí hiệu của loại linh kiện điện tử nào?  

A. Điac.

B. Triac.

C. Tranzito.

D. Tirixto.

Câu 11: Kí hiệu hình bên là của linh kiện điện tử nào?

A. Tranzito loại NPN.

B. Tranzito loại PNP.

C. Tranzito loại PPN.

D. Tranzito loại NNP.

Câu 12: Kí hiệu hình bên là của linh kiện điện tử nào?

A. Tranzito loại NPN.

B. Tranzito loại PNP.

C. Tranzito loại PPN.

D. Tranzito loại NNP.

Câu 13: Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P - N?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14: Tranzito có vỏ bọc bằng:

A. Nhựa

B. Kim loại

C. Nhựa hoặc kim loại

D. Cao su

Câu 15: Người ta dùng linh kiện bán dẫn nào sau đây để chỉnh lưu?

A. Tranzito

B. Điôt tiếp mặt

C. Triac

D. Tirixto.

Câu 16: Triac có mấy điện cực?

A. 2 điện cực A1, A2.

B. 3 điện cực A1, A2, A­3.

C. 3 điện cực A1, A2, G.

D. 4 điện cực A1, A2, A­3, G.

Câu 17: Các linh kiện điện tử nào có số liệu kĩ thuật giống nhau?

A. Triac, điac, tirixto.

B. Triac, điac, điôt.

C. Triac, tirixto, điôt.

D. Triac, điôt, tirixto

Câu 18: Vi mạch tổ hợp được chia thành mấy nhóm?

A. 1 nhóm.

B. 2 nhóm.

C. 3 nhóm.

D. 4 nhóm.

Câu 19: Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có:

A. một hàng chân hoặc hai hàng chân.

B. hai hàng chân hoặc ba hàng chân.

C. ba hàng chân hoặc bốn hàng chân.

D. bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.

Câu 20: Người ta phân Tranzito làm hai loại là:

A. Tranzito PNN và Tranzito NPP

B. Tranzito PPN và Tranzito NNP.

C. Tranzito PPP và Tranzito NNN

D. Tranzito PNP và Tranzito NPN.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Thế nào là điôt bán dẫn?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. là linh kiện bán dẫn có 4 tiếp giáp P - N

Câu 2: Thế nào là tranzito?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. là linh kiện bán dẫn có 4 tiếp giáp P - N

Câu 3: Thế nào là tirixto?

A. là linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp P - N

B. là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P - N

C. là linh kiện bán dẫn có 3 tiếp giáp P - N

D. là linh kiện bán dẫn có 4 tiếp giáp P - N

Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không phải của điôt tiếp điểm là:

A. Chỗ tiếp giáp P – N là một điểm rất nhỏ.

B. Thường dùng để tách sóng.

C. Thường dùng để trộn tần.

D. Cho dòng điện cao tần đi qua.

Câu 5: Công dụng của điôt chỉnh lưu là:

A. Biến điện xoay chiều thành điện một chiều.

B. Tách sóng.

C. Trộn tần.

D. Ổn định điện áp một chiều.

Câu 6: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng.

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Câu 7: Công dụng của Điôt bán dẫn:

A. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.

B. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.

C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện.

Câu 8: Đâu không phải là đặc điểm của điôt tiếp mặt?

A. Chỗ tiếp giáp P – N có diện tích lớn.

B. Cho dòng điện lớn đi qua.

C. Dùng để chỉnh lưu.

D. Dùng để ổn định điện áp một chiều.

Câu 9: Công dụng của Tranzito trong mạch điện tử là:

A. Trộn tần và tách sóng.

B. Ổn định điện áp một chiều.

C. Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng và tạo xung.

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

Câu 10: Tranzito là linh kiện bán dẫn có:

A. hai lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

B. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: anôt (A), catôt (K) và điều khiển (G).

C. một lớp tiếp giáp P – N, có hai cực là: anôt (A) và catôt (K).

D. ba lớp tiếp giáp P – N, có ba cực là: bazơ (B), colectơ (C) và emitơ (E).

Câu 11: Tranzito loại PNP chỉ làm việc khi:

A. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E).

B. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực thuận và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E).

C. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE < 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E).

D. các cực bazơ (B), emitơ (E) được phân cực ngược và điện áp UCE > 0 (với UCE là điện áp giữa hai cực colectơ (C), emitơ (E).

Câu 12: Tirixto chỉ dẫn điện khi:

A. UAK > 0 và UGK < 0.

B. UAK < 0 và UGK < 0.

C. UAK > 0 và UGK > 0.

D. UAK < 0 và UGK > 0.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.

B. Triac có ba cực là A, K và G, còn Điac chỉ có 2 cực là A và K

C. Triac có ba cực là A1, A2 và G, còn Điac chỉ có 2 cực A1, A2.

D. Triac có ba cực là B, C, E, còn Điac chỉ có 2 cực là B, E.

Câu 14:  Triac và điac được sử dụng để điều khiển các loại thiết bị nào?

A. Các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

B. Các thiết bị điện trong các mạch điện một chiều.

C. Các thiết bị điện trong cả mạch điện xoay chiều và một chiều.

D. Không được sử dụng để điều khiển thiết bị.

Câu 15: Khi cực G và A2 có điện thế âm so với A1 thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Triac đóng, dòng điện chạy từ A1 sang A2.

B. Triac mở, dòng điện chạy từ A2 sang A1.

C. Triac mở, dòng điện chạy từ A1 sang A2.

D. Triac đóng, dòng điện chạy từ A2 sang A1.

Câu 16: Đâu không phải phát biểu đúng về quang điện tử?

A. Là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng.

B. Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.

C. Đèn LED là ví dụ về quang điện tử.

D. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.

Câu 17: IC là gì?

A. Là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt hết sức tinh vi và chính xác.

B. Là một thiết bị điện tử được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

C. Là linh kiện bán dẫn được sử dụng trong mạch điện tử.

D. Là linh kiện điện bán dẫn được sử dụng trong đèn LED của các trung tâm thương mại lớn.

Câu 18: Chức năng nào dưới đây không phải của tranzito?

A. Là linh kiện điện tử dùng để tạo sóng

B. Là linh kiện điện tử dùng để tạo xung

C. Là linh kiện điện tử dùng để chỉnh lưu

D. Là linh kiện điện tử dùng để khuếch đại tín hiệu

Câu 19: Người ta dùng linh kiện bán dẫn nào sau đây để chỉnh lưu?

A. Tranzito

B. Điôt tiếp mặt

C. Triac

D. Tirixto.

Câu 20: Trong kĩ thuật Tirixto thường được dùng để:

A. Chỉnh lưu dòng điện

B. Chỉnh lưu có điều khiển

C. Điều khiển

D. Phân cực.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Nguyên lí làm việc của Triac khác Tirixto ở chỗ:

A. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa.

B. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở.

C. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý.

D. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song, cùng chiều.

B. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song nhưng ngược chiều.

C. Triac khác điac ở chỗ triac không có cực điều khiển.

D. Điac khác triac ở chỗ điac có cực điều khiển.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua

B. Điôt tiếp mặt chỉ cho dòng điện lớn đi qua

C. Điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp xoay chiều

D. Điôt chỉnh lưu biến đổi dòng xoay chiều.

Câu 4: Đâu là loại linh kiện thường được sử dụng trong các đèn LED quảng cáo?

A. Điôt ổn áp.

B. Điốt chỉnh lưu.

C. Điốt thu quang.

D. Điốt phát quang.

Câu 5: Đâu không phải là ứng dụng của Triac trong đời sống hàng ngày.

A. Biển quảng cáo.

B. Đèn bàn học.

C. Bộ điều khiển quạt trần.

D. Các mạch điều khiển nồi phở điện.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Vi mạch tổ hợp IC ra đời mang lại lợi ích gì cho cuộc sống?

A. Giúp cuộc sống của con người tiện ích và hiện đại hơn với các thiết bị thông minh như khóa cửa điện tử, khóa cửa thông minh,…

B. Giúp con người có thể dễ dàng liên lạc với nhau cùng sự ra đời của vi xử lí trong máy tính.

C. Giúp giảm kích thước của mạch điện và tăng độ chính xác làm các thiết bị điện trở nên nhỏ gọn hơn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Tại sao đa số các thiết bị công nghệ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày đều được lắp ráp bởi IC?

A. Vì IC giúp giảm kích thước của mạch nên các thiết bị điện tử trở nên nhỏ gọn, mỏng nhẹ hơn.

B. Vì IC là yếu tố quan trọng giúp các thiết bị điện tử hoạt động một cách logic và trôi chảy.

C. Vì IC làm tăng độ chính xác khi hoạt động của các thiết bị điện tử.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 12 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay