Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 11 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm soạn theo bài, bám sát kiến thức trọng tâm trong từng bài học. Thông qua bộ câu hỏi, học sinh thỏa sức củng cố và ôn luyện kiến thức với các cấp độ câu hỏi khó dễ khác nhau, làm quen và sẵn sàng cho kì thi THPT sắp tới. Thầy, cô hãy kéo xuống để tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC
Câu hỏi 1: Cân bằng hóa học là gì?
Trả lời: Là trạng thái của một phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu hỏi 2: Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch là gì?
Trả lời: Phản ứng thuận nghịch xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau: từ chất tham gia tạo thành sản phẩm và ngược lại.
Câu hỏi 3: Tại sao nói cân bằng hóa học là một cân bằng động?
Trả lời: Vì ở trạng thái cân bằng, phản ứng vẫn diễn ra liên tục ở cả hai chiều, chỉ là tốc độ bằng nhau nên nồng độ các chất không đổi theo thời gian.
Câu hỏi 4: Yếu tố nào quyết định đến sự thiết lập cân bằng hóa học?
Trả lời: Tốc độ phản ứng thuận và nghịch quyết định đến sự thiết lập cân bằng hóa học.
Câu hỏi 5: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
Trả lời: Nồng độ, áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu hỏi 6: Nguyên lý Le Chatelier phát biểu như thế nào?
Trả lời: Khi một hệ cân bằng chịu một tác động từ bên ngoài, hệ sẽ tự điều chỉnh để giảm thiểu tác động đó.
Câu hỏi 7: Ứng dụng của cân bằng hóa học trong thực tế?
Trả lời: Cân bằng hóa học được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa chất, sản xuất phân bón, dược phẩm, xử lý nước thải,...
Câu hỏi 8: Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng hóa học?
Trả lời: Chất xúc tác làm tăng tốc độ cả phản ứng thuận và nghịch như nhau, giúp hệ đạt đến trạng thái cân bằng nhanh hơn nhưng không làm thay đổi vị trí cân bằng.
Câu hỏi 9: KC là gì?
Trả lời: Hằng số cân bằng.
Câu hỏi 10: Khi giảm nhiệt độ của phản ứng thu nhiệt, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?
Trả lời: Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (chiều thuận).
Câu hỏi 11: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?
Trả lời:Chất xúc tác.
Câu hỏi 12: Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (chiều thuận) thì nhiệt độ của phản ứng thu nhiệt sẽ như thế nào?
Trả lời: Nhiệt độ sẽ giảm.
Câu hỏi 13: Cho cân bằng hoá học: . Cân bằng không bị chuyển dịch khi nào?
Trả lời: Khi giảm áp suất chung của hệ.
Câu hỏi 14: Cho cân bằng hoá học sau trong bình kín:
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dân. Phản ứng này là phản ứng gì?
Trả lời: Phản ứng toả nhiệt.
Câu hỏi 15: Cho cân bằng hoá học: . Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi nào?
Trả lời: Khi thêm chất xúc tác Fe.
Câu hỏi 16: Cho phản ứng hoá học: . Biết rằng ở t℃ nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/l và của Cl2 là 0,30 mol/l. Nồng độ cân bằng của COCl2 ở t℃ là bao nhiêu?
Trả lời: 0,24 mol/l
Câu hỏi 17: Cho phương trình phản ứng: . Người ta trộn 4 chất, mỗi, chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Nồng độ B ở trạng thái cân bằng lần lượt là bao nhiêu?
Trả lời: 0,7M.
Câu hỏi 18: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là: . Ở 850℃ hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2 O khi đạt đến cân bằng lần lượt là bao nhiêu?
Trả lời: 0,08M và 0,18M.
Câu hỏi 19: Cho cân bằng hóa học sau: , . Yếu tố nào làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?
Trả lời: Hạ nhiệt độ, tăng áp suất, tăng nồng độ SO2.
Câu hỏi 20: Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến vị trí cân bằng hóa học?
Trả lời: Chất xúc tác không làm thay đổi vị trí cân bằng hóa học.
Câu hỏi 21: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến cân bằng hóa học của phản ứng tỏa nhiệt?
Trả lời: Tăng nhiệt độ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).
Câu hỏi 22: Áp suất chỉ ảnh hưởng đến cân bằng hóa học của những phản ứng nào?
Trả lời: Những phản ứng có sự tham gia của chất khí.
Câu hỏi 23: Một bình kín chứa NH3 ở 0℃ và 1atm với nồng độ 1mol/l. Nung bình kín đó đến 546℃ và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng: . Khi phản ứng đạt tới cân bằng áp suất khi trong bình là 3,3 atm, thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546℃ là bao nhiêu?
Trả lời:2,08.10-4.
Câu hỏi 24: Xét cân bằng: ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2 như thế nào?
Trả lời:Nồng độ của NO2 tăng 3 lần.
Câu hỏi 25: Cho phản ứng thuận nghịch: . Hằng số cân bằng của phản ứng trên là bao nhiêu?
Trả lời:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: trắc nghiệm trả lời ngắn Hoá học 11 chân trời sáng tạo, câu hỏi trả lời ngắn Hoá học 11 chân trời sáng tạo, bộ trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 11 chân trời sáng tạo