Kênh giáo viên » Hóa học 11 » Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in

Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in

Giáo án Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Hoá học 11 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

GIÁO ÁN NGẮN GỌN HOÁ HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li
  • Trình bày được thuyết Bronsted - Lowry (Bron-stêt - Lau-ri) về acid - base.
  • Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khỏe con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...),
  • Viết được biểu thức tính pH và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị) phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,....
  • Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng dung dịch acid mạnh (hydrochloric acid).
  • Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+và CO32-.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cân bằng trong dung dịch nước.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li; Acid - base theo thuyết Bronsted - Lowry.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+và CO32-.

Năng lực hóa học:

  • Nhận thức hoá học:
    • Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li; Acid - base theo thuyết Bronsted - Lowry
    • Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn
    • Viết được biểu thức tính pH và biết cách sử dụng các chất chỉ thị phổ biến để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính);
    • Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+và CO32-.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Phiếu học tập, phiếu ghi kết quả thực hành,
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi: Làm cách nào để xác định nồng độ của dung dịch acid, base?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi, đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Trả lời: Acid là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc acid, tan  trong nước tạo ion H+

  • Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH; base tan trong nước được gọi là kiềm, tạo ion OH -

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để đánh giá độ acid - base của một dung dịch ta có thể sử dụng máy đo pH, giấy chỉ thị vạn năng,... Vậy làm thế nào có thể xác định nồng độ của dung dịch acid, base? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời – Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng điện li

  1. Mục tiêu: Từ việc quan sát thí nghiệm như hình 2.1, 2.2 trong SGK, HS nêu được khái niệm hiện tượng điện li
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 1-2 SGK tr 12,13.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Khái niệm hiện tượng điện li
  • Câu trả lời cho CH thảo luận 1-2 SGK tr 12,13.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu hình 2.1 SGK tr12.

- GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời CH 1 SGK trang 12.

- GV yêu cầu HS quan sát video mô phỏng quá trình hoà tan NaCl vào nước (https://youtu.be/hQy_eF1ok6s)  và hình 2.2.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời CH thảo luận 2 SGK trang 13.

- GV lưu ý HS: Trong dung dịch, chất điện li phân li thành các ion. Phương trình ion cho biết bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch điện li

- GV dẫn dắt HS đến khái niệm hiện tượng điện li

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 1-2 SGK trang 12,13

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 1-2 SGK trang 12,13

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết khái niệm hiện tượng điện li

1. SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

*Tìm hiểu hiện tượng điện li

CH thảo luận 1 SGK trang 12:

Bóng đèn ở cốc đựng dung dịch Sodium Chloride (c) sáng, bóng đèn ở cốc chứa nước cất (a), bình chứa dung dịch saccharose (b) không sáng → dung dịch Sodium Chloride dẫn điện, nước cất và dung dịch saccharose không dẫn điện.

CH thảo luận 2 SGK trang 13:

 NaCl trong dung dịch phân li thành các ion Na+ và Cl- là các phần tử mang điện → dung dịch NaCl có tính dẫn điện.

Chú ý: (SGK - tr 13)

Kết luận:

- Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion được gọi là sự điện li.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân loại các chất điện li

  1. Mục tiêu: Thông qua quan sát hình 2.3 SGK, HS trình bày được khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li.

HS phân loại các chất điện li

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát hình 2.3 SGK thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 3-5 SGK trang 13,14.
  2. Sản phẩm học tập:

- Khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu và chất không điện li.

- Phân loại các chất điện li

- Câu trả lời cho CH thảo luận 3-5 SGK trang 13,14.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm 4, quan sát phản ứng:

HCl → H+  + Cl -                            (1)

CH3COOH ⇋ CH3COO-  + H+      (2)

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.3, kết hợp 2 phản ứng trên, thảo luận nhóm trả lời CH 3 SGK trang 13.

- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của 2 phản ứng trên. Thảo luận nhóm trả lời CH thảo luận 4,5 SGK trang 13,14.

- GV dẫn dắt HS đến khái niệm và phân loại chất điện li

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 3 - 5 SGK trang 13,14

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 3 - 5 SGK trang 13,14

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại các chất điện li.

1. SỰ ĐIỆN LI, CHẤT ĐIỆN LI, CHẤT KHÔNG ĐIỆN LI

*Tìm hiểu hiện tượng điện li

*Tìm hiểu sự phân loại các chất điện li

CH thảo luận 3 SGK trang 13:

Bóng đèn (a) sáng nhất, (b) sáng mờ, (c) không sáng. Vậy dung dịch hydrochloric acid dẫn điện mạnh, dung dịch acetic acid dẫn điện yếu, dung dịch glucose không dẫn điện.

Phản ứng (1) là phản ứng 1 chiều

Phản ứng (2) là phản ứng thuận nghịch.

CH thảo luận 4 SGK trang 13:

HCl: phân li hoàn toàn trong nước theo phương trình điện li (1)

CH3COOH: phân li không hoàn toàn trong nước theo phương trình điện li (2)

CH thảo luận 5 SGK trang 14:

Nhỏ thêm vào dung dịch CH3COOH vài giọt dung

dịch NaOH thì cân bằng (2) sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.

- Nhỏ vào dung dịch CH3COOH vài giọt dung dịch CH3COONa thì cân bằng (2) sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch.

Kết luận:

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch.

- Chất không điện li là chất khi hoà tan vào trong nước, các phân tử không phân li ra ion.

  1. THUYẾT BRONSTED - LOWRY VỀ ACID - BASE

Hoạt động 3: Tìm hiểu thuyết bronsted - lowry về acid - base

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thuyết Bronsted - Lowry về acid - base.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, quan sát các hình 2.4, 2.5 đọc SGK, thảo luận và trả lời CH thảo luận 6,7 SGK trang 14.
  3. Sản phẩm học tập:

- Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base.

- Câu trả lời cho CH thảo luận 6,7 SGK trang 14.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2.4, 2.5 trong SGK, hướng dẫn HS trả lời CH thảo luận 6,7 SGK trang 14.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời CH thảo luận 6,7 SGK trang 14

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 6,7 SGK trang 14

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tìm hiểu thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

2. THUYẾT BRONSTED - LOWRY VỀ ACID - BASE

*Tìm hiểu về thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

CH thảo luận 6,7 SGK trang 14:

6.

Hình 2.4, HCl nhường H+, H2O nhận H+

Hình 2.5, H2O nhường H+, NH3 nhận H+

7. Vai trò acid - base của phân tử H2O

Hình 2.4: đóng vai trò base

Hình 2.5: đóng vai trò acid

→ H2O vừa có khả năng nhường vừa có khả năng nhận H+ → là chất lưỡng tính vừa có thể đóng vai trò là acid, vừa có thể đóng vai trò là base.

Cân bằng của ion HCO3- trong nước, HCO3- vừa có khả năng nhường, vừa có khả năng nhận H+, HCO3- là chất lưỡng tính vừa có thể đóng vai trò là acid, vừa có thể đóng vai trò là base.

Kết luận: Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base

Acid là chất cho proton, base là chất nhận proton.

Acid và base có thể là phân tử hoặc ion

  1. KHÁI NIỆM pH. CHẤT CHỈ THỊ ACID - BASE

Hoạt động 4: Trình bày khái niệm về pH

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm pH, viết được biểu thức tính pH và vận dụng tính được giá trị pH của một số dung dịch.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình 2.6 hoàn thành phiếu học tập
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm pH, biểu thức tính pH, đáp án phiếu học tập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu về sự điện li của nước, tích số ion trong nước.

- GV thông báo: bằng thực nghiệm người ta xác định ở 25oC   Kw = [H+].[OH-] = 10-14.

pH = - lg[H+] nếu [H+] = 10-a thì pH = a

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 2.6, hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Hoàn thành bảng sau

 

[H+]

pH

Dung dịch acid

 

 

Dung dịch base

 

 

Dung dịch trung tính

 

 

2. Câu hỏi thảo luận 8. Tính pH của dung dịch có nồng độ H+ là 10-2M

………………………………

3. Câu hỏi thảo luận 9: Tính pH của dung dịch có nồng độ OH- là 10-4M

………………………………

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về pH

3. KHÁI NIỆM pH. CHẤT CHỈ THỊ ACID - BASE

* Tìm hiểu khái niệm pH

Nước là chất điện li yếu:

H2O    ⇋     H + + OH-    (1)

 Tích số ion trong nước (Kw)

Ở 25oC   Kw = [H+].[OH-] = 10-14.

Độ acid - base của dung dịch được đánh giá bằng nồng độ H+ hoặc quy về một giá trị gọi là pH:

pH = - lg[H+] nếu [H+] = 10-a thì pH = a

Trả lời PHT

 

[H+]

pH

Dung dịch acid

> 10-7

< 7

Dung dịch base

< 10-7

> 7

Dung dịch trung tính

= 10-7

= 7

Trả lời CH thảo luận 8:

Ta có pH = -lg[H+] = -lg (10-2)= 2

Trả lời CH thảo luận 9:

[H+] =  = 10-10

pH = -lg[H+] = -lg (10-10)= 10

Hoặc:

pOH = -lg[OH-] = -lg (10-4)= 4

→ pH = 14 - 4 = 10

Kết luận

pH là chỉ số đánh giá độ acid hay độ base của một dung dịch.

Thang pH có giá trị từ 1 đến 14.

Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của pH trong thực tiễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khỏe con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...),
  2. Nội dung: HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 2.7, trả lời CH thảo luận 11 SGK trang 16
  3. Sản phẩm học tập:
  • Ý nghĩa của pH trong thực tiễn
  • Câu trả lời CH thảo luận 11 SGK trang 16
  • Câu trả lời phần vận dụng
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, trả lời CH thảo luận 11 SGK trang 16.

- Yêu cầu HS trả lời CH vận dụng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời các câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa của pH trong thực tiễn

3. KHÁI NIỆM pH. CHẤT CHỈ THỊ ACID - BASE

* Tìm hiểu khái niệm pH

* Tìm hiểu ý nghĩa của pH trong thực tiễn

CH thảo luận 11 SGK trang 16:

- Dạ dày: pH 1,5 - 3,5

- Khoang miệng pH 6,5 - 7,5

Vận dụng:

-         Đất chua cần bổ sung CaO

-         Giải thích: CaO vào đất kết hợp với nước tạo thành Ca(OH)2 là một base → trung hòa acid trong đất

-         PTHH của phản ứng:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + 2H+ → Ca2+ + 2H2O

Kết luận: Xác định được độ pH có ý nghĩa thực tiễn cho con người, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,...

Hoạt động 6: Tìm hiểu chất chỉ thị acid - base

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cách sử dụng các chất chỉ thị phổ biến để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính);
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh; chất chỉ thị acid - base, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 12 SGK trang 16.
  3. Sản phẩm học tập:
  • Cách sử dụng các chất chỉ thị phổ biến để xác định pH
  • Câu trả lời CH thảo luận 12 SGK trang 16.
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS quan sát hình 2.8 trả lời CH thảo luận 12 SGK trang 16.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 12 SGK trang 16

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 12 SGK tr 16

-  GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức chất chỉ thị acid - base

3. KHÁI NIỆM pH. CHẤT CHỈ THỊ ACID - BASE

* Tìm hiểu khái niệm pH

* Tìm hiểu ý nghĩa của pH trong thực tiễn

*Tìm hiểu chất chỉ thị acid - base

CH thảo luận 12 SGK trang 16:

- Giấy pH: theo chiều pH tăng 1 - 14, giấy đổi màu theo chiều: đỏ - cam - vàng - lục - lam - chàm - tím.

- Dung dịch phenolphthalein: Không đổi màu trong môi trường trung tính và acid, hoá hồng trong môi trường base

Kết luận:

-         Chất chỉ thị acid - base là chất có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch

-         Một số chất chỉ thị acid - base: quỳ tím, giấy chỉ thị vạn năng, phenolphthalein, …

  1. CHUẨN ĐỘ ACID - BASE

Hoạt động 7: Tìm hiểu phương pháp chuẩn độ acid - base

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng dung dịch acid mạnh (hydrochloric acid).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận 13-17 SGK trang 17, 18
  3. Sản phẩm học tập:
  • Nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ
  • Kết quả thực hiện được thí nghiệm
  • Câu trả lời CH thảo luận 13-17 SGK trang 17, 18
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 - GV chia lớp thành các nhóm, nghiên cứu nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ, trả lời CH thảo luận 13-14 SGK trang 17.

- Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm, ghi lại kết quả thí nghiệm vào phiếu ghi kết quả thực hành bên dưới

Kết quả thí nghiệm chuẩn độ

Nhóm:.............Lớp:...........

TN chuẩn độ

VNaOH

Lần 1

 

Lần 2

 

Lần 3

 

 

Giá trị trung bình của 3 lần chuẩn độ:

VNaOH =

 

Nồng độ NaOH ban đầu:

 

 

 

- HS thảo luận nhóm hoàn thành CH thảo luận 15 - 17 SGK tr 17, 18.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH thảo luận  13 - 17 SGK tr 17, 18

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thí nghiệm và câu trả lời CH thảo luận 13 - 17 SGK tr 17, 18

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét các nhóm thực hành, trả lời câu hỏi

- GV đánh giá, chuẩn kiến thức về chuẩn độ dung dịch acid - base

4. CHUẨN ĐỘ ACID - BASE

* Tìm hiểu phương pháp chuẩn độ acid - base

- Nguyên tắc:

CH thảo luận 13 SGK trang 17:

Dùng để xác định được điểm ngừng

thêm dung dịch chuẩn để kết thúc quá

trình chuẩn độ.

CH thảo luận 14 SGK trang 17:

Thao tác lắc nhẹ dung dịch trong bình tam giác để dung dịch chuẩn trộn đều trong dung dịch khi rơi xuống bình tam giác, phản ứng xảy ra hoàn toàn, xác định được chính xác điểm kết thúc chuẩn độ qua hiện tượng quan sát được khi sử dụng chất chỉ thị thích hợp.

- Thực hành chuẩn độ

(HS ghi kết quả thực hành vào phiếu)

CH thảo luận 15 SGK trang 17:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

CH thảo luận 16 SGK trang 18:

Kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác chuyển sang màu hồng nhạt, bền trong 30s

CH thảo luận 17 SGK trang 18:

Áp dụng công thức:

CNaOH =  = 0,08M

Kết luận:

Dùng dung dịch acid hoặc base đã biết chính xác nồng độ làm dung dịch chuẩn để xác định nồng độ dung dịch base hoặc acid chưa biết nồng độ.

 

  1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA ION Al3+, Fe3+ VÀ CO32-

Hoạt động 8: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 18 SGK trang 18
  3. Sản phẩm học tập:
  • Ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+
  • Câu trả lời CH thảo luận 18 SGK trang 18
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin

SGK trả lời CH thảo luận 18 SGK trang 18.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK trả lời CH thảo luận 18 SGK trang 18, rút ra kiến thức trọng tâm

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời CH thảo luận 18 SGK trang 18

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA ION Al3+, Fe3+ VÀ CO32-

* Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+

CH thảo luận 18 SGK trang 18:

Trong dung dịch muối M 3+ tồn tại cân bằng sau:

Fe 3+ + 3H2O Fe(OH)3 + 3H +

Al 3+ + 3H2O Al(OH)3 + 3H +

→ Quá trình thuỷ phân muối M 3+

- Thêm vài giọt acid, tăng nồng độ H+, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch → chống lại quá trình thuỷ phân muối, giúp bảo quản được dung dịch muối.

Kết luận: ion Al3+, Fe3+dễ bị thuỷ phân trong nước tạo thành hydroxide không tan, cho môi trường acid.

Hoạt động 9: Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion CO32-

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion CO32-
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH thảo luận 19 SGK trang 18
  3. Sản phẩm học tập:
  • Ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion CO32-
  • Câu trả lời CH thảo luận 19 SGK trang 18
  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời CH thảo luận 19 SGK trang 18.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK trả lời CH thảo luận 19 SGK trang 18, rút ra kiến thức trọng tâm

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH thảo luận 19 SGK tr 18

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion CO32-

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC CỦA ION Al3+, Fe3+ VÀ CO32-

*Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+

*Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn cân bằng dung dịch nước của ion CO32-

CH thảo luận 19 SGK trang 18:

Quá trình thuỷ phân ion CO32- trong nước: CO32 - + H2O OH-+HCO3

→ tăng nồng độ OH- → pH của dung dịch tăng.

Kết luận: ion CO32- bị thuỷ phân cho môi trường base.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

  1. NaOH. B. NaCl. C. Na2CO3.                      D. NH4Cl.

Câu 2. Dung dịch X chứa HCl với nồng độ mol là 0,01M. pH của dung dịch là:

  1. 1. B. 2. C. 3.                               D. 4.

Câu 3. Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

  1. HCl → H+ + Cl- B. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+
  2. H3PO4 → 3H+ + PO43- D. Na3PO4 → 3 Na+ + PO43-

Câu 4. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là

  1. KOH, NaCl, H2CO3. B. Na2S, Mg(OH)2, HCl.
  2. HClO, NaNO3, Ca(OH)3. D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2.

Câu 5. Cho các dung dịch HCl, H2SO4 và CH3COOH có cùng giá trị pH. Sự sắp xếp nào sau đây đúng với giá trị nồng độ mol của các dung dịch trên?

  1. HCl < H2SO4 < CH3COOH B. H2SO4 < HCl < CH3COOH
  2. H2SO4 < CH3COOH < HCl D. CH3COOH < HCl < H2SO4

Câu 6: Cho các dung dịch muối: Na2CO3 (1), NaNO3 (2), NaNO2 (3), NaCl (4), Na2SO4 (5), CH3COONa (6), NH4HSO4 (7), Na2S (8). Những dung dịch muối làm quỳ hoá xanh là:

  1. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (5), (6).
  2. (1), (3), (6), (8). D. (2), (5), (6), (7).

Câu 7. Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển màu

A.xanh.                 B. đỏ.                    C. không chuyển màu.     D. chàm.

Câu 8. Cho các muối sau đây: NaNO3; K2CO3; CuSO4; FeCl3; AlCl3; KCl. Số dung dịch có pH = 7 là:

  1. 1. B. 2. C. 3.                               D. 4.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. B

2. B

3. C

4. D

5. B

6. C

7. B

8. B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời các câu Luyện tập, vận dụng SGK trang 14 - 19
  3. Sản phẩm học tập: HS giải được các câu Luyện tập, vận dụng SGK trang 14 - 19
  4. Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án ngắn gọn hoá học 11 chân trời sáng tạo dùng để in

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in hoá học 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án hoá học 11 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn hoá học 11 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án Hoá học 11 CTST dùng để in

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay