Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Cho các chất
(1) C2H6
(2) C3H8
(3) n-C4H10
(4) i-C4H10
Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự là
A. (3) → (4) → (2) → (1)
B. (4) → (3) → (2) → (1)
C. (1) → (2) → (4) → (3)
D. (1) → (2) → (3) → (4)
Câu 2: Phần trăm khối lượng carbon trong phân tử alkane Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6
B. C3H8
C. C4H10
D. C5H12
Câu 3: Khí đốt cháy alkane thu được H2O và CO2 với tỉ lệ tương ứng biến đổi
A. tăng từ 2 đến + ∞
B. Giảm từ 2 đến 1
C. Tăng từ 1 đến 2
D. Giảm từ 1 đến 0
Câu 4: Cho các chất sau
(1) CH3CH2CH2CH2CH3
(2) CH3CH2CH(CH3)CH3
(3) CH3C(CH3)3
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là
A. (1) → (2) → (3)
B. (2) → (1) → (3)
C. (3) → (2) → (1)
D. (2) → (3) → (1)
Câu 5: Cho các chất
(1) CH3CH2CH(CH3)CH2CH3
(2) CH3C(CH3)3
(3) CH3CH2CH(CH3)2
Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là
A. (1) → (2) → (3)
B. (2) → (1) → (3)
C. (3) → (2) → (1)
D. (2) → (3) → (1)
Câu 6: Phân tử alkene có đồng phân hình học dạng trans- khi
A. Mạch chính của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
B. Mạch chính của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi
C. Mạch nhánh của alkene nằm ở cùng phía của liên kết đôi
D. Mạch nhánh của alkene nằm ở khác phía của liên kết đôi
Câu 7: Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của akenee, alkyne?
A. Nhẹ hơn nước
B. Không tan hoặc ít tan trong nước
C. Tan trong dung môi hữu cơ không phân cực
D. Là chất rắn ở điều kiện thường
Câu 8: Phản ứng đặc trưng của alkene và alkyne là
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cộng
C. Phản ứng trùng hợp
D. Phản ứng oxi hóa
Câu 9: X1, X2, X3 là 3 alkene có công thức phân tử C4H8. Hydro hóa hoàn toàn X1, X2, X3 thì X1 và X2 cho cùng một sản phẩm; X3 cho alkane khác. Mặt khác, cho X1, X2, X3 cùng tác dụng với HCl, thì X1 cho một sản phẩm; X2, X3 đều cho hai sản phẩm. Vậy X1, X2 và X3 tương ứng là
A. but-2-ene, isobutylene và but-1-ene.
B. but-2-ene, but-1-ene và isobutylene.
C. cis-but-2-ene, trans-but-2-ene và but-1-ene.
D. cis-but-2-ene, trans-but-2-ene và isobutylene.
Câu 10: Một hỗn hợp A gồm một alkene và một alkane. Đốt cháy A thu được a mol H2O và b mol CO2. Tỉ số T = a/b có giá trị trong khoảng nào ?
A. 0,5 < T < 2.
B. 1 < T < 1,5.
C. 1,5 < T < 2.
D. 1 < T < 2.
Câu 11: Khi nói trên vòng benzene có sẵn nhóm thế -X thì nhóm thế thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy -X là những nhóm thế nào?
A. -CnH2n+1, -OH, -NH2
B. -OCH3, -NH2, -NO2
C. -CH3, -NH2, -COOH
D. -NO2, -COOH, -SO3H
Câu 12: Xét một số nhóm thế trên vòng benzene gồm CH3-, -COOH, -OCH3, -NH2, -COCH3, -COOC2H5,
-NO2, -Cl và -SO3H. Trong số này có bao nhiêu nhóm định hướng trên nhân thơm vào vị trí meta?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 13: Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 14: Số đồng phân dẫn xuất arene có công thức phân tử C7H7Cl là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 15: Số hydrocarbon thơm có cùng công thức phân tử C9H12 là
A. 7
B. 9
C. 5
D. 8
Câu 16: ............................................
............................................
............................................