Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 18: Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ

BÀI 18: VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ
RỪNG A-MA-DÔN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?

  1. Rừng nhiệt đới.
  2. Rừng lá rộng.
  3. Rừng lá kim
  4. Rừng cận nhiệt.

Câu 2: Hình nào biểu thị khu vực rừng Amazon?

A.

C.

D.

Câu 3: Việc khai thác rừng A-ma-dôn đã tác động như thế nào tới môi trường của thế giới?

  1. Tác động lớn đến khí hậu toàn cầu vì A-ma-dôn là “lá phổi” của thế giới.
  2. Chỉ ảnh hưởng đến môi trường của khu vực Nam Mỹ.
  3. Không ảnh hưởng gì tới môi trường toàn cầu do đã có biện pháp khắc phục.
  4. Chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực Trung và Nam Mỹ.

Câu 4: Phần lớn rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia nào?

  1. Bra-xin
  2. Bô-li-vi-a
  3. Ác-hen-ti-na
  4. Cô-lôm-bi-a

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích rừng nhiệt đới A-ma-dôn là do:

  1. Khai thác khoáng sản.
  2. Hoạt động thuỷ điện.
  3. Khai thác giao thông.
  4. Hoạt động nông nghiệp.

Câu 6: Diện tích rừng Amazon là bao nhiêu?

  1. 0.5 triệu km2
  2. 5.5 triệu km2
  3. 55 triệu km2
  4. 550 triệu km2

Câu 7: Khí hậu ở rừng Amazon là khí hậu:

  1. Nóng ẩm
  2. Khô lạnh
  3. Mưa quanh năm
  4. Tuyết rơi quanh năm

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Diện tích rừng Amazon năm 2020 giảm đi bao nhiêu so với năm 1970?

  1. Khoảng 20%.
  2. Khoảng 40%
  3. Khoảng 60%
  4. Khoảng 80%

Câu 2: Các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã có biện pháp bảo vệ rừng là:

  1. Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng
  2. Trồng phục hồi rừng
  3. Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Năm 2019, các quốc gia trong khu vực rừng Amazon đã làm gì để bảo vệ khu rừng này?

  1. Tiêu diệt lâm tặc thẳng tay
  2. Tìm kiếm các giống cây trồng mới trên các khu vực bị cháy
  3. Kí Hiệp ước bảo vệ rừng Amazon.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Rừng Amazon không có trên lãnh thổ nước nào?

  1. Colombia
  2. Peru
  3. C. Argentina
  4. Suriname

Câu 5: Thành phần loài động, thực vật trong rừng:

  1. Hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng.
  2. Hết sức phong phú, đa dạng với hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.
  3. Phong phú ở rìa bên ngoài nhưng nghèo nàn ở bên trong do bên trong là rừng thiên nước độc, sinh vật nhỏ bé khó sinh sống.
  4. D. Cả A và B.

Câu 6: Biểu đồ sau thể hiện điều gì?

  1. Lượng phát thải khí nhà kính hằng năm theo lĩnh vực
  2. Lượng rừng Amazon bị mất qua từng giai đoạn
  3. Lượng rừng Amazon được trồng lại qua từng giai đoạn
  4. Cả B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:

“Hơn 10 000 loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do rừng nhiệt đới A-ma-dân bị tàn phá và 35% trong số này đã bị chặt phá hoặc đang suy thoái. Nội dung này nằm trong một báo cáo quan trọng của Hội đồng khoa học (Science Panel for the Amazon – SPA), được công bố vào ngày 14 – 7. Tính đến nay, có khoảng 18% carbon, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép và khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng A-ma-dôn là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8 000 loài thực vật đặc hữu và 2 300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỉ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá huỷ trên quy mô lớn. Cũng trong ngày 14 – 7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Thiên nhiên (Nature) công bố, một số khu vực của A-ma-dôn đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO, và CO tại rừng A-ma-dôn giai đoạn 2010 – 2018. Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Lu-xi-a-na Gát-ti (Luciana Gatti) thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ In-pe (Inpe) của Bra-xin nhận định, tại miền Đông Nam A-ma-dôn – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỉ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.”

Đoạn thông tin trên đề cập tới khu vực nào của Trung và Nam Mỹ?

  1. Rừng Amazon
  2. Nước Brazil
  3. Phía Bắc của Nam Mỹ
  4. Miền Đông Nam Amazon

Câu 2: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Khi rừng nhiệt đới bị tàn phá sẽ gây ra những hậu quả gì?

  1. 18% lượng carbon toàn cầu sẽ bị thải ra môi trường, 17% diện tích rừng bị suy thoái.
  2. Hơn 8 000 loài thực vật đặc hữu và 2 300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
  3. Cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Nguyên nhân chính khiến rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá là gì?

  1. Do sự suy thoái của đất.
  2. Lượng carbon trong không khí đang nhiều hơn mức mà rừng có thể hấp thụ
  3. Do hoạt động nông nghiệp và khai thác gỗ trái phép.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Vai trò của rừng nhiệt đới Amazon là gì?

  1. Là một kho tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và giá trị.
  2. Là một nơi thích hợp để nghiên cứu và sáng tạo
  3. Là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc đoạn thông tin ở câu 1 phần Vận dụng. Biện pháp mà đoạn thông tin mô tả để bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon là gì?

  1. Khôi phục các khu vực đã bị phá huỷ trên quy mô lớn
  2. Siết chặt các hoạt động khiến rừng Amazon bị tàn phá.
  3. Cả A và B.
  4. Người viết chưa đưa ra một biện pháp cụ thể.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao rừng Amazon cần phải được bảo vệ?

  1. Vì đây là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.
  2. Vì đây là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
  3. Vì rừng Amazon vô cùng rộng lớn và có giá trị quan trọng với thế giới.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về rừng A-ma-dôn?

  1. Khu vực rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ có diện tích hơn 0.5 triệu km, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
  2. Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú.
  3. Rừng phát triển nhiều tầng. Tầng trên (tầng vượt tán) là các loài cây thân gỗ cao 50 – 60 m. Tầng tán phần lớn là các cây gỗ cao 30 – 45 m. Tầng dưới tán chủ yếu là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ và các loài dây leo. Tầng thảm tươi là nơi sinh sống của các loài ưa bóng tối.
  4. Trong rừng A-ma-dôn, động vật cũng rất phong phú gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, nhiều loài chim, vô số các côn trùng và nhiều loài sống dưới nước.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay