Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ 8 kết nối Bài 8: Gia công cơ khí bằng tay
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ 8 Bài 8: Gia công cơ khí bằng tay sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức
BÀI 8. GIA CÔNG CƠ KHÍ BẰNG TAY
Câu 1. Dụng cụ cơ khí cầm tay là những dụng cụ thường có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng cầm nắm. Chúng thường được sử dụng trong các xưởng gia công sản xuất hoặc sửa chữa các vật dụng liên quan đến cơ khí. Ngoài ra bộ dụng cụ này còn có thể sử dụng trong các hộ gia đình bởi cách sử dụng tương đối đơn giản, việc cất giữ bảo quản dụng cụ cũng khá dễ dàng. Dưới đây là một số nhận định.
a) Dụng cụ cơ khí cầm tay bao gồm: dụng cụ lấy dấu, búa, đục, cưa, dũa,…
b) Dụng cụ cơ khí cầm tay có thiết kế tương đối nhỏ gọn, cách sử dụng đơn giản, dễ dàng bảo quản.
c) Dụng cụ cơ khí cầm tay chỉ có thể cắt kim loại, không thể sử dụng trên các vật liệu khác như gỗ hay nhựa.
d) Dụng cụ cơ khí cầm tay chỉ được sử dụng trong các nhà máy lớn, không thể áp dụng cho công việc sửa chữa cá nhân.
Đáp án:
- A, B đúng
- C, D sai
Câu 2. Vạch dấu là bước quan trọng trong gia công cơ khí, giúp xác định ranh giới giữa chi tiết cần gia công và phần lượng dư, đồng thời xác định vị trí tương quan giữa các bề mặt. Quá trình này bao gồm chuẩn bị phôi và dụng cụ, bôi phấn màu lên bề mặt phôi, sau đó dùng dụng cụ đo, mũi vạch và mũi đột để lấy dấu chính xác. Khi thực hiện vạch dấu, cần đảm bảo an toàn như không sử dụng búa có cán nứt, cố định chắc chắn vật cần vạch dấu, cầm mũi đột và búa đúng cách để thao tác chính xác.
a) Việc vạch dấu giúp xác định ranh giới giữa phần gia công và phần lượng dư, đảm bảo độ chính xác trong quá trình chế tạo chi tiết.
b) Cầm chắc mũi đột và búa khi thao tác giúp giảm nguy cơ trượt tay, đảm bảo an toàn lao động.
c) Có thể dùng bất kỳ loại búa nào để vạch dấu mà không cần kiểm tra tình trạng cán búa.
d) Không cần cố định vật khi vạch dấu vì phôi có thể được giữ bằng tay trong quá trình thao tác.
Câu 3. Đục là phương pháp gia công nguội bằng cách hớt đi một lớp vật liệu trên bề mặt cần gia công với dụng cụ là lưỡi đục và dụng cụ tạo lực là búa. Dưới đây là một số nhận định:
a) Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công nhỏ hơn 0,5 mm.
b) Cấu tạo chung của đục gồm 3 phần: đầu đục, thân đục và phần lưỡi cắt.
c) Đục được làm bằng gỗ, lưỡi cắt của đục có thể thẳng hoặc cong.
d) Khi cầm đục và cầm búa, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Công nghệ 8 kết nối bài 8: Gia công cơ khí bằng tay