Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 17: Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 17: Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt sửa Có 14:02 09/12. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: =>
BÀI 17. ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG TRỒNG TRỌT
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Trong sản xuất lúa, đến nay, các khâu gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa ngày càng cao. Toàn tỉnh có hơn 100 máy cấy các loại. Việc ứng dụng mạ khay, cấy lúa bằng máy là một bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, lúa cấy bằng máy có mật độ cây lúa đồng đều, ruộng lúa thông thoáng, ít sâu bệnh nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường; năng suất lúa tăng 10 - 15% so với cấy bằng tay. Ngoài ra, việc sử dụng máy cấy còn giúp các địa phương quy hoạch được vùng sản xuất gieo cấy cùng một loại giống, cùng trà vụ, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch, từng bước hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, góp phần thay đổi tập quán sản xuất lúa nhỏ lẻ.
Đối với khâu thu hoạch lúa, toàn tỉnh hiện có 627 máy gặt lúa các loại, mức độ cơ giới hoá trong thu hoạch lúa đạt 96,5%. Việc sử dụng phổ biến các loại máy gặt đập liên hợp giúp cho khâu thu hoạch lúa bảo đảm thời vụ, tăng năng suất, chất lượng và giảm đáng kể tổn thất, hao hụt. Cùng với đó, khâu vận chuyển nông sản được phát triển mạnh, phương tiện vận tải ở nông thôn không ngừng tăng lên và góp phần tích cực vào việc giảm bớt lao động nặng nhọc cho người lao động nông nghiệp, giải quyết tốt việc vận chuyển nông sản trong thời vụ”
(Nguồn: Đào Ban, Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, baohungyen.vn)
a) Cơ giới hóa trong thu hoạch giúp giảm sức lao động của con người.
b) Sử dụng máy móc trong thu hoạch không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
c) Cơ giới hóa trong thu hoạch chỉ áp dụng cho các loại cây trồng có quy mô lớn, không phù hợp với quy mô nhỏ.
d) Việc áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch có thể làm giảm tổn thất sau thu hoạch nhờ giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp của con người với nông sản.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Tính đến năm 2024, việc triển khai cơ giới hóa trên đồng ruộng của tỉnh Hà Nam đã thu được những kết quả tích cực. Các địa phương trong tỉnh đã được hỗ trợ tổng số hơn 150 máy cơ giới (gồm máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy cấy). Tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, bơm tưới đã đạt 100%, khâu cấy máy đạt hơn 15% diện tích, khâu phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái đạt khoảng 5% diện tích, thu hoạch lúa đạt khoảng hơn 90%, bảo quản sau thu hoạch đạt khoảng 3-5% sản lượng.”
(Nguồn: Hà Phương, Cơ giới hoá tạo động lực trong sản xuất nông nghiệp)
a) Máy móc có vai trò rút ngắn thời gian, giải phóng sức lao động,...
b) Cơ giới hóa làm đất chỉ có tác dụng đối với các loại cây trồng công nghiệp, không áp dụng cho cây trồng lương thực.
c) Việc sử dụng máy móc trong làm đất có thể làm đất bị nén, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và sự phát triển của rễ cây.
d) Cơ giới hóa trong làm đất chỉ cần áp dụng một lần trong suốt mùa vụ, không cần phải thực hiện nhiều lần.
Câu 3: Trong buổi học liên quan đến khái niệm cơ giới hóa trong trồng trọt, các em học sinh có các nhận định như sau:
a) Cơ giới hóa trong trồng trọt là việc sử dụng máy móc thay thế hoàn toàn sức lao động của con người trong tất cả các khâu sản xuất.
b) Cơ giới hóa giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trong trồng trọt.
c) Mức độ cơ giới hóa trong trồng trọt phụ thuộc vào quy mô sản xuất và điều kiện kinh tế của người sản xuất.
d) Cơ giới hóa hoàn toàn không phù hợp với các vùng trồng trọt nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình.
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài 17: Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt