Phiếu trắc nghiệm Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 10 (Trồng trọt) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
TRẮC NGHIỆM CN TRỒNG TRỌT 10 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Trồng trọt công nghệ cao là gì?
A. Hình thức canh tác truyền thống
B. Ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng
C. Phương pháp trồng cây không sử dụng đất
D. Mô hình sản xuất quy mô nhỏ
Câu 2: Ưu điểm nào sau đây không phải của công nghệ trồng cây không dùng đất?
A. Giảm sử dụng thuốc trừ sâu
B. Tiết kiệm chi phí
C. Giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao
D. Có thể trồng ở khu vực đất nghèo dinh dưỡng
Câu 3: Hệ thống nào dễ dàng lắp đặt và có chi phí thấp nhất?
A. Thủy canh tĩnh
B. Khí canh
C. Thủy canh màng mỏng dinh dưỡng
D. Tưới nhỏ giọt trên giá thể
Câu 4: Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất trong trồng trọt là gì?
A. Sử dụng phân bón hữu cơ quá nhiều.
B. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng liên tục.
C. Lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
D. Giảm thiểu canh tác trên đất nông nghiệp.
Câu 5: Chế phẩm vi sinh có vai trò gì trong bảo vệ môi trường nước?
A. Phân hủy chất hữu cơ và chất ô nhiễm
B. Làm tăng nhiệt độ nước
C. Ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển vào nước ngọt
D. Làm giảm lượng oxy trong nước
Câu 6: Trong các loại giá thể sau, loại nào thường được sử dụng trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng?
A. Xơ dừa
B. Len đá
C. Trấu hun
D. Đất phù sa
Câu 7: Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng áp dụng với đối tượng cây trồng nào?
A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.
B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá
C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ
D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cành nhỏ trồng trong nhà
Câu 8: Đâu là biểu hiện của đất trồng bị nhiễm độc tố?
A. Đất axit hóa
B. Đất kiềm hóa
C. Chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
D. Mặn hóa
Câu 9: Mô hình sản xuất nào giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt?
A. Canh tác độc canh với cường độ cao.
B. Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.
C. Sử dụng tối đa thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
D. Sử dụng nước thải công nghiệp để tưới tiêu.
Câu 10: Khi sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý chất thải trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, tác dụng nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Cải thiện thành phần dinh dưỡng
B. Giảm lượng độc tố
C. Tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có hại
D. Tăng hệ số tiêu hóa của vật nuôi
Câu 11: Vì sao mô hình trồng trọt công nghệ cao cần có nhà mái che?
A. Để giữ độ ẩm cho cây
B. Giảm chi phí trồng trọt
C. Để tránh tác động từ thời tiết bất lợi
D. Hạn chế sử dụng giống cây trồng mới
Câu 12: Vì sao hệ thống khí canh giúp tiết kiệm nước và dinh dưỡng?
A. Do ử dụng dung dịch dinh dưỡng đậm đặc hơn các hệ thống khác
B. Do dung dịch dinh dưỡng được phun sương trực tiếp lên rễ cây
C. Do cây hấp thụ nước từ hơi nước trong không khí
D. Do giá thể giữ được nhiều nước hơn so với đất tự nhiên
Câu 13: Biện pháp nào giúp giảm ô nhiễm không khí trong trồng trọt?
A. Giảm đốt rơm rạ sau thu hoạch.
B. Sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ hơn.
C. Mở rộng diện tích trồng trọt bằng cách phá rừng.
D. Không cần xử lý rác thải nông nghiệp.
Câu 14: “Bơm do đồng hồ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc, vào các máng tạo thành dòng chảy dung dịch dinh dưỡng qua bộ rễ của từng cây.” Nhận định trên mô tả nguyên lí hoạt động của hệ thống trồng cây không dùng đất nào?
A. Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt
B. Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng
C. Hệ thống thủy canh thủy triều
D. Hệ thống thủy canh tĩnh
Câu 15: Hệ thống thủy canh NFT hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
A. Lớp dinh dưỡng dày và ngập hoàn toàn rễ cây
B. Dung dịch dinh dưỡng lưu thông liên tục, chỉ tiếp xúc một phần với rễ cây
C. Rễ cây phát triển trong đất mà không cần dinh dưỡng
D. Cây hút nước từ không khí
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
“Công nghệ khí canh (Aeroponics) lần đầu tiên được nghiên cứu và phát triển bởi Tiến sĩ Franco Massatini tại Đại học Pia ở Italia. Khí canh là phương pháp trồng cây trong không khí mà không cần sử dụng đất. Công nghệ này hoạt động bằng cách phun dung dịch dinh dưỡng dưới dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây phát triển mà không cần tiếp xúc trực tiếp với dung dịch. Thời gian và tần suất phun được điều chỉnh theo tình trạng sinh lý của cây và nhiệt độ môi trường, cho phép tối ưu hóa chế độ dinh dưỡng.
Công nghệ này sử dụng máy bơm cao áp, khí nén hoặc áp lực nước để phun dung dịch dinh dưỡng lên toàn bộ bộ rễ, dung dịch thừa được thu hồi, lọc và tái sử dụng. Áp dụng công nghệ khí canh có thể giảm đến 90% lượng nước, 95% lượng phân bón và 99% lượng thuốc bảo vệ thực vật.”
(Nguồn: Lê An - Thái Bạch, Trồng rau khí canh - giải pháp cho nông nghiệp đô thị, baolongan.vn)
a) Kỹ thuật khí canh là phương pháp trồng cây trong đất kết hợp phun sương để cung cấp chất dinh dưỡng.
b) Kỹ thuật khí canh có thể giảm lượng nước sử dụng so với phương pháp trồng cây truyền thống.
c) Trong hệ thống khí canh, việc cung cấp ánh sáng nhân tạo hoàn toàn không cần thiết vì cây có thể tự phát triển nhờ không khí.
d) Một trong những ưu điểm của kỹ thuật khí canh là khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn so với trồng trong đất.
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
“Ông Lò Văn Miêu cho biết, tham gia dự án ASSET, gia đình ông được hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải trong chăn nuôi thông qua hoạt động thu gom phân chuồng, chế biến phân ủ từ phân chuồng. Trong đó, chú trọng hỗ trợ cải thiện chuồng trại chăn nuôi, thiết kế hố phân, mái lợp, men ủ, bạt ủ phân, máy ép phân (phân ép dạng viên). Cùng với đó, nông dân còn được hỗ trợ chuyển giao quy trình ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh. Phân sau khi ủ không còn mùi, khô, hoai mục, dễ dàng cho việc vận chuyển. Đây là phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả trong từng hộ gia đình, góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
"Chủ động thực hiện kỹ thuật ủ phân hữu cơ bằng chế phẩm phân vi sinh giúp nông dân chúng tôi đỡ tốn kém chi phí; hơn nữa, cách này dễ thực hiện nên rất nhiều anh em của chúng tôi đều có thể học làm theo, chủ động hoàn toàn về phân bón chăm sóc cây trồng" - ông Lò Văn Miêu cho biết thêm.”
(Nguồn: Lê Lan, Hiệu quả bước đầu từ mô hình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái tại Điện Biên, Báo Nhân dân)
a) Thức ăn ủ chua được sản xuất từ các phụ phẩm trồng trọt như rơm rạ, thân cây ngô và các loại cỏ.
b) Quá trình ủ chua cần được thực hiện trong điều kiện thoáng khí để vi sinh vật hoạt động tốt hơn.
c) Thêm muối và chế phẩm vi sinh vào nguyên liệu ủ chua giúp tăng khả năng bảo quản và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
d) Thức ăn ủ chua không phù hợp để sử dụng trong mùa mưa vì dễ bị hư hỏng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................