Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Công nghệ trồng trọt 10 kết nối Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: =>

BÀI 12. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

Câu 1: Cho đoạn dữ liệu sau:

“Gạo nếp không chỉ là sản phẩm quan trọng cho tiêu thụ nội địa, nó còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị với tỷ trọng ngày càng tăng trong những năm gần đây... Nhu cầu về phát triển những giống lúa nếp mới có tiềm năng năng suất cao để phát triển chuỗi cung ứng là cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm gạo nếp phục vụ xuất khẩu trong tương lai. Mục tiêu phát triển bộ giống lúa nếp lai là một giải pháp tiềm năng nhằm nâng cao năng suất, mở rộng diện tích, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu về sản lượng lúa nếp dành cho xuất khẩu. Để tạo ra các giống lúa lai nếp, công tác chọn tạo các dòng bất dục đực nếp là bước đi then chốt. Với bề dày thành tựu chọn giống lúa lai hai dòng, cùng bộ vật liệu lúa bất dục đực (TGMS) rất phong phú và sẵn có của hệ thống chọn tạo lúa lai hai dòng trong nước, việc tạo ra các dòng TGMS-Nếp phục vụ tạo giống lúa lai hai dòng nếp là chiến lược hiệu quả nhất để tạo ra lúa lai nếp”

(Nguồn: Nguyễn Thanh Tùng, Chọn tạo dòng mẹ bất dục đực TGMS nếp phục vụ công tác tạo giống lúa nếp lai hai dòng cho miền Bắc Việt Nam, HV Nông Nghiệp)

a) Phương pháp được sử dụng trong đoạn dữ liệu trên để tạo giống là phương pháp lai.

b) Lai tạo giống thuần chủng phổ biến và thành công nhất là phương pháp lai ghép

c) Ưu thế lai tạo ra giống có năng suất, phẩm chất và sức chống chịu.

d) Để tạo ra giống ưu thế lai, thường sử dụng phép lai cùng dòng

Câu 2: Khi nói về phương pháp chọn giống cây trồng, các học sinh có nhận định:

a) Chọn lọc hỗn hợp chỉ áp dụng đối với cây tự thụ phấn

b) Chọn lọc hỗn hợp đánh giá tốt đặc điểm di truyền cá thể nên hiệu quả chọn lọc cao.

c) Chọn lọc hỗn hợp và cá thể cùng áp dụng cho một đối tượng giống nhau

d) Chọn lọc cá thể tạo ra các giống có sự đồng đều, năng suất ổn định

Câu 3: Cho đoạn dữ liệu: 

“Việt Nam được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá là nước đứng thứ 8 trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu về đột biến tạo giống và được trao Giải thưởng thành tựu xuất sắc về đột biến tạo giống. Cụ thể, việc ứng dụng NLNT đã tạo ra nhiều giống cây trồng mới, cho năng suất và chất lượng cao. Trong đó, có trên 50 giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến như lúa, đậu tương, bưởi, lạc, ngô, hoa… đã được công nhận và đưa ra sản xuất”

(Phạm Thanh, Việt Nam đứng thứ 8 về ứng dụng đột biến giống, Báo Dân Trí)

a) Chọn tạo giống bằng phương pháp gây đột biến sử dụng các tác nhân hóa học, vật lý và sinh học

b) Kết quả cuối cùng phương pháp đột biến lằ tạo ra giống ưu thế lai bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

c)  Phương pháp chọn tạo giống bằng đột biến có thể tạo ra những giống cây trồng có đặc tính hoàn toàn mới mà không cần lai tạo.

d) Tất cả các đột biến trong quá trình chọn tạo giống đều mang lại đặc tính có lợi.

=> Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay