Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Địa lí 12 Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách kết nối tri thức. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1. Đọc đoạn văn sau, cho biết đâu là nhận xét đúng, đâu là nhận xét sai 

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, campuchia và có chung biển Đông với nhiều quốc gia.”

a. Việt Nam nằm rìa bán đảo Đông dương, trung tâm của khu vực Đông Nam Á

b . Tiếp giáp với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia.

c . Toàn quyền sử dụng biển Đông

d. Nằm trên bán đảo Đông dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

Đáp án:

a) Sai

b) Đúng

c) Sai

d) Đúng

Câu 2. Đọc đoạn văn sau, chọn đáp án đúng sai 

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam, tính quan trọng của nó thể hiện ở tỉ lệ diện tích so với toàn lãnh thổ, ở tính đồ sộ và sự liên tục từ bắc đến nam, về tác động của nó đến dải đồng bằng ven biển và bờ biển. Chính vì vậy đất nước nhiều đồi núi là một đặc điểm quan trọng của tự nhiên Việt Nam và nó chi phối đến nhiều thành phần tự nhiên khác.

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam, mang tính đồ sộ và liên tục từ Bắc tới Nam

b . Việc sở hữu số lượng đồi núi đồ sộ không chỉ ảnh hưởng đến địa hình, mà còn chi phối thời tiết, kinh tế

c . Đồi núi ảnh hưởng ít đến vùng đồng bằng và ven biển

d.  Đồi núi chỉ có ở phần phía Bắc Việt Nam, ngăn cách giao thương giữa Việt Nam và các nước láng giềng

Đáp án:

Câu  3: Đọc dữ kiện sau, chọn đáp án đúng sai

Sau giai đoạn cổ kiến tạo, phần lớn các miền đồi núi đã được hình thành, sau đó các hoạt động ngoại lực đã làm cho địa hình đồi núi cổ bị san bằng, hạ thấp. Sang giai đoạn tân kiến tạo, do chịu ảnh hưởng của các vận động tạo núi Tân sinh nên các vùng núi cổ, các nền móng cũ được nâng cao, kết hợp với các hoạt động ngoại lực đã cắt xẻ bề mặt các bán bình nguyên cổ để tạo nên những khe sâu, những sườn núi dốc đứng hiện nay.

a. Địa hình núi được hình thành từ sự cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên cổ theo nhiều bậc của ngoại lực.

b .Địa hình Việt Nam là địa hình đồi núi thấp, có nhiều bề mặt bán bình nguyên cổ, nhiều nơi nham cổ lộ trên mặt.

c . Đồi núi Việt Nam được hình thành từ giai đoạn tân kiến tạo, đa số là các đồi núi cao cho đến ngày nay

d. Trong giai đoạn tân kiến tạo, các nền móng cũ được nâng cao, kết hợp với các hoạt động nội lực đã cắt xẻ bề mặt các bán bình nguyên cổ để tạo nên những khe sâu, những sườn núi dốc đứng

Đáp án:

Câu 4: Đọc đoạn văn sau, chọn đáp án đúng sai

Do vận động tân kiến tạo diễn ra không liên tục, chia thành nhiều đợt với những pha nâng lên và pha yên tĩnh xen kẽ nên địa hình có tính phân bậc rõ rệt. Các bậc địa hình được nhận biết chủ yếu qua độ cao của các đỉnh núi thuộc cùng một bậc vì chúng là di tích của một bề mặt san bằng cổ. Địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần ra biển.”

a. Vận động tân kiến tạo diễn ra thường xuyên, chia thành nhiều pha nâng lên và pha yên tĩnh xen kẽ

b .Địa hình các bậc được nhận biết chủ yếu thông qua các đỉnh núi, có hướng nghiêng tây bắc - đông nam 

c . Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần về phía biển

d. Hầu hết là sườn đồi, dốc thoải.

Đáp án:

Câu 5: Nhìn bức tranh sau, chọn đáp án đúng

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

a. Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

b . Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới trong của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

c . Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm trong lãnh hải Việt Nam,

d. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,

Đáp án:

Câu  6: Đọc đoạn văn sau, chọn đáp án đúng - sai

Xâm thực mạnh ở miền núi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, nhiều nơi trơ sỏi đá, dẫn đến hiện tượng đất trượt, đá lở khi mưa lớn. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa càng làm trầm trọng thêm tình hình, thúc đẩy quá trình hòa tan đá vôi, tạo nên địa hình cát xơ đặc trưng với hang động, thung khô, suối cạn. Ngược lại, tại các vùng thềm phù sa cổ, xâm thực lại tạo ra địa hình đồi thấp xen thung lũng rộng, thuận lợi cho việc canh tác.”

a. Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi

b .Khí hậu nhiệt đời catxo là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

c . Thềm phù sa cổ, xâm thực lai tạo ra địa hình đồi núi cao gây cản trở cho canh tác

d. Xâm thực mạnh tạo nên sa mạc

Đáp án:

Câu  7: Đọc đoạn văn sau, chọn đúng sai

Vị trí địa lí gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trong khu vực có kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, án ngữ trên các tuyến hàng hải, hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và châu Đại Dương, ... với nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế, ... tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập, giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy mở cửa và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.”

a. Vị trí địa lý khó khăn do nhiều đồi núi phức tạp, cản trở giao thương kinh tế 

b . Nằm ở vị trí gần trung tâm Đông Nam Á, nằm trong khu vực có sự phát triển kinh tế năng động

c . Vị trí địa lý giúp thu hút các nhà đầu tư quốc tế, thúc đẩy mở cửa

d. Vị trí trung tâm Đông Nam Á, nằm trên tuyến huyết mạch Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

Đáp án:

=> Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai Địa lí 12 kết nối tri thức cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay